Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thanh hóa,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 108 - 110)

Một môi trường KTXH ổn định là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. KTXH ổn định và phát triển thì đời sống của người dân sẽ được cải thiện, có điều kiện tiếp xúc với các công nghệ thanh toán hiện đại của ngân hàng. Khi đó ngân hàng có điều kiện để mở rộng đối tượng phục vụ của mình. Vì vậy Chính phủ cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một thị trường tài chính phát triển sẽ tạo điều kiện

93

cho các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ được phát triển hơn. Thị trường thẻ Việt Nam đang phát triển nên tình trạng thẻ giả mạo, rủi ro là điều không tránh khỏi. Vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng pháp luật, các văn bản dưới luật về kinh tế, bổ sung các luật hiện hành, bộ luật hình sự cần đưa vào các khung hình phạt cho các tội phạm liên quan đến thẻ như: sản xuất, tiêu thụ thẻ giả mạo, lấy trộm thông tin thẻ cũng như thực hiện các giao dịch thẻ giả mạo...

Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế hoặc biện pháp tương tự như ưu đãi về thuế đối với doanh số bán hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua POS để khuyến khích các đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ tích cực chấp nhận thanh toán bằng thẻ, khuyến khích người dân sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ, khắc phục rào cản, tạo cú huých đẩy nhanh phát triển thanh toán thẻ qua POS; phối hợp với Bộ Tài chính kiến nghị cấp có thẩm quyền quy định các chính sách ưu đãi rõ rệt về thuế (thuế Giá trị gia tăng, Thuế Thu nhập doanh nghiệp) đối với hoạt động thanh toán thẻ qua POS theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Nằm trong chiến lược phát triển kinh tế, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng cho phù hợp với xu thế phát triển chung đã không còn là vấn đề riêng của một ngành mà là của cả nước. Do không có định hướng ban đầu nên cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống ngân hàng chưa có sự đồng bộ từ cấp trung ương đến cấp cơ sở, các phần mềm, phần cứng giữa các ngân hàng tồn tại nhiều điểm không tương thích. Sự thiếu đồng bộ này khiến các ngân hàng áp dụng cơ sở quản lý khác nhau với chuẩn mực khác nhau, gây khó khăn cho liên kết giữa các ngân hàng. Đặc biệt trong sản phẩm thẻ thì liên kết giữa các ngân hàng mới lưu thông được mạng lưới thanh toán, phát triển thị phần. Vì vậy, Nhà nước cần chú ý đầu tư cho lĩnh vực này, nhanh chóng đưa nước ta theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới về công nghệ ngân hàng. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiệp vụ phát hành, thanh toán thẻ cũng như kết nối các hệ thống chuyển mạch, thanh toán thẻ để có thể học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt xu hướng của thế giới nhằm ứng dụng có hiệu quả vào Việt Nam.

Việc phát triển nhân tố con người rất quan trọng. Việc này sẽ giúp đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển. Nhà nước cần khuyến khích các trường đại học mở ra những ngành học chuyên môn về thẻ ngân hàng, công nghệ thẻ. Phát triển hệ thống giáo dục vừa nâng cao trình độ dân trí để nhanh chóng tiếp cận được với công nghệ thanh toán hiện đại của Ngân hàng vừa giúp Ngân hàng có được những cán bộ có trình độ giúp phát triển hoạt động KD .

Tóm lại: Sự trợ giúp của Nhà nước là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với

mọi ngành, mọi cấp. Nếu có những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ về chính sách thuế, quy định về pháp luật... để các NHTM có định hướng triển khai các dịch vụ thẻ thanh toán, góp phần phát triển KTXH lâu dài thì nhất định dịch vụ này sẽ thu được kết quả khả quan.

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thanh hóa,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 108 - 110)