2 Đánh gá hng ề hot động ho aybất động sả nt Ngân hng
3.3.1. Đối với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước
- Duy trì môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định:
về chính trị: Thực tế từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy khi tình hình chính trị bất ổn sẽ dễ dẫn đến những khủng hoảng về kinh tế, ké o theo sự bất ổn về tình hình tài chính tiền tệ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của Nhà nước trong việc thiết lập một môi trường chính trị xã hội ổn định, không có những biến động gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng. Việc duy trì tốt tính ổn định của môi trường chính trị xã hội nhằm giữ vững niềm tin của công chúng, tạo lập môi trường k inh doanh thuận lợi cho mọi chủ thể kinh tế đặc biệt là các ngân hàng thương mại vốn là những chủ thể nhạy cảm trước những sự bất ổn.
về kinh tế, Nhà nước cần xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý, tạo môi trường cho toàn bộ nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Nhà nước cần tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng cường kiểm soát rủi ro đối với hệ thống ngân hàng, hạn chế cho vay đầu cơ BĐS.
- Kiến nghị Quốc hội và Chính phủ tiếp tục hoàn thiện luật và các cơ chế chính sách điều chỉnh thị trường bất động sản như hoàn thiện Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản, Luật nhà ở . . . , trên cơ sở tránh hiện tượng mâu
thuẫn trong các quy định, đồng thời nghiên cứu mô hình quản lý thị trường bất động sản theo cơ chế thị trường, dần dần loại bỏ cơ chế 2 giá (giá do UBND tỉnh, thành phố công bố và giá do thị trường ấn định), chỉ còn lại cơ chế một giá do thị trường tạo lập và hình thành theo từng thời kỳ; nghiên cứu
và áp dụng tính chỉ số bất động sản đưa vào thực tế để tăng cường tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh bất động sản; vận dụng và thực hiện tốt Luật kinh doanh bất động sản nhằm giảm thiểu sự phát triển tràn lan và khó kiểm soát của thị trường mua bán bất động sản không chính thức như hiện nay.
- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án, để các sản phẩm bất động sản nhà ở sớm có đủ các điều kiện tham gia thị trường, tăng tính thanh khoản cho các hợp đồng tín dụng.
- Phát triển đa dạng hóa cơ cấu nhà ở trong các dự án phát triển nhà ở từ khâu quy hoạch cho đến chấp thuận chủ trương đầu tư và quản lý đầu tư theo quy hoạch. Tăng tỷ trọng nhà chung cư cao tầng tại các khu đô thị lớn với diện tích căn hộ đa dạng, đặc biệt là các dự án có căn hộ vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân, tính thanh khoản cao, dễ huy động vốn. Không triển khai các dự án không có khả năng kết nối hạ tầng, cung cấp dịch vụ đô thị.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, thanh kiểm tra, kịp thời tháo g ỡ những khó khăn, vướng mắc cũng như xử lý các vi phạm trong đầu tư kinh doanh bất động sản, đảm bảo yêu cầu về tính minh bạch của thị trường.
- Nhà nước cần nghiên cứu thêm hình thức "chuyển nợ" từ nhà đầu tư sang người mua nhà bằng cách ký lại khế ước vay giữa ngân hàng với nhà đầu tư sang ngân hàng với người mua nhà. Cách này sẽ không làm tăng tỷ trọng tín dụng bất động sản nhưng sẽ tạo thanh khoản cho nhà đầu tư có vốn.
- Thiết lập hệ thống thông tin về thị trường bất động sản thống nhất từ Trung ương tới địa phương, yêu cầu các địa phương và doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo nghiêm túc, tập trung, đầy đủ, kịp thời làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, điều chỉnh thị trường bất động sản một cách khoa học, đồng thời góp phần công khai minh bạch hóa thị trường bất động sản.
- Có các chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản nhằm giảm áp lực tài trợ vốn của các ngân hàng thương mại trong nước. Để tạo thuận lợi cho giải pháp vốn này, một mặt cần ưu đãi về tiếp cận đất đai cho các đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường pháp lý, thủ tục hành chính.