2 Đánh gá hng ề hot động ho aybất động sả nt Ngân hng
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước cần có những biện pháp điều hành thiết thực, nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thực hiện việc cho vay đối với lĩnh vực bất động sản một cách hiệu quả, an toàn, đảm bảo mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.
- Kiến nghị xem xét, nghiên cứu xây dựng chính sách và tiêu chí phân biệt hoạt động cho vay trong lĩnh vực bất động sản đơn thuần phục vụ cho nhu cầu nhà ở của người dân và hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản làm cơ sở để các ngân hàng định hướng đầu tư tín dụng vào lĩnh vực bất động sản một cách hợp lý.
- Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo các hướng: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định các ‘ ‘điểm’ ’ nhạy cảm; xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng điều hành rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng; tăng cường công tác cảnh báo các ngân hàng thương mại về các rủi ro mang tính hệ thống được đúc kết từ thực tiễn cho vay bất động sản trong thời gian qua.
- Cần sớm ban hành quy định để tiến tới chấm dứt việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch bất động sản, nhất là đối với các hợp đồng huy động vốn, mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, giao dịch thuê nhà ở để giảm áp lực tiền mặt và hạn chế rủi ro cho các bên tham gia.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực cho vay bất động sản, thông qua yêu cầu các tổ chức tín dụng và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố định kỳ báo cáo về diễn biến cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, các khó khăn, vướng mắc phát sinh, đề xuất kiến nghị và giải pháp xử lý. Xử lý nghiêm các trường hơp vi phạm trong việc gửi báo cáo không kịp thời, thiếu trung thực, hoặc các trường hợp cho vay khi khách hàng không đáp ứng đủ các điều kiện cấp tín dụng.
- Cần đưa ra quy định điều chỉnh linh hoạt tỷ trọng cho vay đối với từng khoản mục tín dụng bất động sản, nhằm tạo điều kiện cho thị trường phát triển lành mạnh và bền vững, khắc phục những khiếm khuyết để thị trường bất động sản trở thành động lực, thúc đẩy các thị trường khác phát triển, tạo cơ sở vật chất cho xã hội và giải quyết vấn đề nhà ở cho nhân dân, đồng thời không để thị trường bất động sản trở thành nhân tố gây lạm phát cao, tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức tín dụng và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế. Ngân hàng thương mại được ưu tiên cho vay các dự án có tính thanh khoản cao, phục vụ nhu cầu của đối tượng thu nhập thấp và trung bình, hạn chế cho vay đầu cơ. Việc cấp tín dụng phải hướng tới đảm bảo nguồn vốn đáp ứng cho cả cung và cầu bất động sản, nhằm ổn định giá cả, giảm thiểu rủi ro cho chủ đầu tư và người mua nhà.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động cho vay bất động sản tại BIDV, Chương 3 đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay bất động sản tại BIDV:
- Xây dựng định hướng, chiến lược phát triển và điều hành hoạt động cho vay bất động sản phù hợp với đặc thù của thị trường bất động sản.
- Xây dựng quy trình cho vay bất động sản một cách cụ thể và chặt chẽ.
- Xây dựng chính sách phòng ngừa và quản lý rủi ro trong cho vay bất động sản.
- Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
- Theo dõi chặt chẽ các yếu tố liên quan đến tài sản đảm bảo là bất động sản.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Phát triển thương hiệu, mạng lưới.
- Một số giải pháp cụ thể đối với hội sở chính và các chi nhánh BIDV. Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Quốc hội, Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay BĐS.
KẾT LUẬN•
Thị trường BĐS là một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng. Giải quyết những khó khăn và khai thông các nguồn vốn đổ vào thị trường này sẽ góp phần phát triển thị trường BĐS, khai thác các tiềm năng to lớn của thị trường, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Tín dụng ngân hàng luôn là một kênh cung ứng vốn quan trọng cho thị trường BĐS, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển thị trường này. Tuy nhiên kênh tín dụng này cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng BĐS đi đôi với kiểm soát quản lý rủi ro là hết sức quan trọng, nó vừa đảm bảo an toàn vốn tín dụng ngân hàng, vừa góp phần vào việc ổn định thị trường BĐS, thị trường tiền tệ ngân hàng cũng như của cả nền kinh tế nước ta trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về bất động sản, thị trường bất động sản và cho vay bất động sản của ngân hàng thương mại.
- Luận văn nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động của BIDV, nghiên cứu một số nét chính của thị trường BĐS Việt Nam hiện nay và thực trạng cho vay BĐS của hệ thống ngân hàng, qua đó đi sâu phân tích, lý giải thực trạng cho vay BĐS tại BIDV. Từ đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động cho vay bất động sản tại BIDV.
- Đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay bất động sản của BIDV.
- Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước.
Do giới hạn về thời gian nghiên cứu, cũng như kiến thức, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, vì vậy luận văn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các thầy cô giáo và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Lê Xuân Bá (2003), Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản
trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Phan Thị Cúc, Nguyễn Văn Xa (2009), Đầu tư kinh doanh bất động sản,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
3. Ellis (2008), ‘ ‘The housing meltdown: Why did it happen in the United State ’ ,, Báo cáo BIS, (số 259).
4. TS Đỗ Thị Kim Hảo (2010), “Cho vay kinh doanh đầu tư chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng - Những vấn đề đặt ra và giải pháp quản lý”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
5. Edward W.Reed & Edward K.Gill (1993), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
6. Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
7. Huyền Dịu (2008), Khủng hoảng tài chính trên thị trường cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn năm 2007, PTKT - CSTT.
8. PGS, TS Nguyễn Đắc Hưng (2011), ‘ ‘Bàn về cho vay bất động sản và phi sản xuất trong hoạt động tín dụng ngân hàng hiện nay ”, Bài nghiên cứu trao đổi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
9. Trần Tiến Khai (2011), Nguyên lý bất động sản, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
10.Th.s Bùi Thị Tuyết Mai (2005), Thị trường quyền sử dụng đất ở Việt Nam,
Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
11.Đặng Hữu Man (2008), ‘ ‘The US credit crisis and some suggested solution for Viet Nam’ ’, Tạp chí Khoa học Công nghệ Đà Nắng, (số 4).
12.Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
13.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2008, 2009, 2010), Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010, Hà Nội.
14.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008, 2009, 2010), Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010, Hà Nội.
15.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.
16.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, Hà Nội.
17.PGS.TS Sử Đình Thành (2006), ‘ ‘Phát triển hệ thống tài chính Việt Nam thời kỳ hậu WTO ’’, Tạp chí Phát triển kinh tế, (số 194).
18.TS. Phạm Đỗ Trí (2008), Khủng hoảng tín dụng BĐS tại Mỹ và bài học với Việt Nam.
19.Tổng cục Thống kê, Thông cáo báo chí tình hình kinh tế xã hội năm 2007, 2008, 2009, 2010.
20.Vũ Quang Việt (2008), Bài viết Khủng hoảng tài chính Mỹ và sự phá sản của học thuyết tự do kinh doanh toàn diện kiểu mới.