Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hóa,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 80 - 82)

Agribank Chi nhánh Thanh Hóa đã mở rộng vốn tín dụng đối với KHCN một cách hợp lý góp phần thực hiện tốt chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, qua đó thúc đẩy nền kinh tế tăng truởng. Hoạt động cho vay đối với KHCN đã góp một phần vào sự thành công trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hiệu quả chất luợng

cho đối với KHCN được đảm bảo thể hiện qua:

Thứ nhất: Dư nợ cho vay KHCN giai đoạn 2016-2019 có sự tăng trưởng tốt và cơ cấu dư nợ có chuyển dịch tích cực.

Dư nợ KHCN tăng trưởng tốt, cụ thể: Năm 2017 tăng 3.426 tỷ đồng (tăng 17,1%), năm 2018 tăng 3.225 tỷ đồng (tăng 13,76%) và năm 2019, tăng 3.510 tỷ đồng, tốc độ tăng 13,16%; Dư nợ KHCN cuối năm 2019: 30.168 tỷ đồng. Dư nợ cho vay tăng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển cho vay KHCN, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Cơ cấu dư nợ chuyển dịch tích cực đem lại hiệu quả đồng vốn cho vay. Dư nợ trung, dài hạn tăng lên hàng năm, năm 2016 tỷ lệ này là 55,5% đến năm 2019 tăng lên 62,55%; tỷ trọng dư nợ cho vay ngành nông nghiệp, thương mại dịch vụ và cho đời sống luôn chiếm tỷ trọng cao.

Thứ hai: Chất lượng tín dụng KHCN được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thấp. Công tác phòng ngừa rủi ro trong cho vay KHCN được triển khai có hiệu quả.

Tỷ lệ nợ xấu thời điểm cao nhất chỉ chiếm 0,48% (năm 2018), các năm 2016, 2017 và 2019 lần lượt: 0,07%; 0,13%; 0,45%.

Công tác phòng ngừa rủi ro trong cho vay KHCN triển khai có hiệu quả. Giám đốc Agribank Thanh Hóa đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo công tác tín dụng KHCN đối với các đơn vị trực thuộc. Phòng Khách hàng HSX&CN Agribank Thanh Hóa là phòng tham mưu trực tiếp, công tác chỉ đạo điều hành toàn tỉnh về tín dụng KHCN. Phòng Khách hàng HSX&CN và Phòng KTKS thường xuyên kiểm tra, giám sát phát hiện kịp thời các tồn tại để chỉ đạo chấn chỉnh. Tại các Chi nhánh loại II đã chỉ đạo CBTD bám sát khách hàng, bám sát địa bàn nắm bắt tình hình khách hàng, kịp thời giải quyết vướng mắc trong quan hệ tín dụng. Công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay được triển khai thực hiện nghiêm túc. Chi nhánh thường xuyên chỉ đạo đánh giá, phân loại khách hàng để có hướng đầu tư hiệu quả, an toàn.

Các biện pháp trên đã hạn chế rất nhiều rủi ro tín dụng cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Thanh Hoá, góp phần nâng cao chất lượng cho vay KHCN của ngân hàng.

Thứ ba: Cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn của Agribank Chi nhánh Thanh Hóa đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.

Đến cuối năm 2019, dư nợ cho vay qua tổ vay vốn đạt 11.679 tỷ đồng, với 5.024 tổ vay vốn, 158.419 tổ viên. Tỷ trọng dư nợ cho vay qua tổ đạt 39,73% trên dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, chất lượng nợ được bảo đảm (nợ xấu 2.421 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu cho vay qua tổ 0,02%).

Cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn vừa giảm tải áp lực cho đội ngũ CBTD vừa tạo thuận lợi cho khách hàng thuộc khu vực nông thôn. Đồng thời cho vay qua kênh này tăng cường sự giám sát của cấp uỷ, chính quyền địa phương cơ sở và quản lý tốt chất lượng tín dụng.

Giai đoạn 2016 - 2019, Agribank Thanh Hóa bằng nhiều giải pháp kịp thời sát thực tiễn đã hạn chế được rất nhiều những rủi ro tín dụng cho vay KHCN, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay KHCN của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh hóa,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w