Căn cứ định huớng phát triển kinh tế xã hội của cấp ủy, chính quyền địa phuơng, chỉ đạo điều tra kinh tế địa phuơng, điều tra phân loại khách hàng qua đó xây dựng danh mục đầu tu hợp lý đến Chi nhánh loại II trực thuộc.
Cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sở tỉnh và các chi nhánh loại II thuộc khu vực thành phố Thanh Hóa đang rất khiêm tốn. Do đó trong thời gian tới Agribank Thanh Hóa cần có chỉ đạo cơ cấu phù hợp du nợ pháp nhân và cá nhân đối với Hội sở tỉnh và các Chi nhánh trên địa bàn thành phố nhu CN Thành phố, CN Số 3, CN Số 4.
Thuờng xuyên chỉ đạo Chi nhánh loại II tiến hành khảo sát để đẩy mạnh cho vay KHCN thuộc khu vực các thị trấn, thị tứ, khu đô thị; Gắn cho vay tiêu dùng với đẩy mạnh chi trả luơng cho lao động các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn. Phân loại khách hàng đối với khách hàng tốt, có tiềm năng cần chủ động tu vấn, huớng dẫn, định huớng nhu cầu, nâng mức đầu tu.
Tiếp tục chỉ đạo triển khai tốt hơn nữa việc cho vay KHCN thông qua tổ vay vốn. Agribank Thanh Hóa nên mạnh dạn áp dụng mức cho vay qua tổ vay vốn tối đến 200 triệu đồng (hiện tại Chi nhánh đang áp dụng mức cho vay tối đa 150 triệu đồng/ tổ viên, trong khi Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2015/NĐ-CP đã nâng mức cho vay tối đa không có bảo đảm lên 200 triệu đồng). Cho vay thông qua tổ cũng là giải pháp nhằm giảm tải áp lực cho CBTD và tạo điều kiện cho khách hàng thuận lợi hơn khi vay vốn, trả nợ gốc, lãi giảm bớt chi phí và thời gian đi lại cho khách hàng đặc biệt các xã, huyện khu vực miền núi địa bàn rộng, đi lại khó khăn.
Quyết định 1225/QĐ-NHNo-TD ngày 18/6/2019 của Tổng Giám đốc Agribank). Đây là sản phẩm phù hợp với KHCN: Với hạn mức tối đa 300 triệu đồng, thời hạn hạn mức 3 năm và đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, trung hạn, nhu cầu vốn SXKD và tiêu dùng. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các gói tín dụng HTLS của Chính phủ đặc biệt cho vay theo QĐ 68, NQ 30a.