Trước hết CBTD phải được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ; phải là người am hiểu KH, thực lực tài chính cũng như tiềm năng phát triển của KH. Ngoài ra, CBTD cần phải có vốn hiểu biết nhất định về thị trường, lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng đang sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cần có sự chuyên môn hoá CBTD, tạo điều kiện cho CBTD dễ dàng giám sát, sát
cánh cùng khách hàng trong vấn đề quản lý vốn.
Đối với cán bộ làm công tác tín dụng cần những tiêu chuẩn sau:
Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt động TD, ngoài những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ, cần phải nắm chắc kiến thức pháp luật cả về kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng; hiểu thấu đáo các quy định, thể chế để vận dụng một cách linh hoạt; Có khả năng phân tích những chỗ sai, đúng của chính sách, chế độ từ đó cần làm và tránh những gì; Phải có kiến thức về khoa học tâm lý, trình độ ngoại ngữ và tin học.
Đối với cán bộ trực tiếp tham gia giao tiếp với khách hàng và tiến hành thẩm định, kiểm tra, giám sát. Đây là những cán bộ thừa hành tác nghiệp. Do đó, ngoài tiêu chuẩn chung, đòi hỏi họ phải có những nguời trung thực, khách quan, có ý thức bảo vệ tài sản của NH; Cán bộ trực tiếp tác nghiệp phải sâu sát thực tế, hiểu biết về kinh tế thị truờng, nắm vững pháp luật và những vấn đề có liên quan. Trong hoạt động NH, tín dụng là một nghiệp vụ đòi hỏi phải có năng lực, đánh giá, tính chịu trách nhiệm cao và luôn có cạm bẫy nên đòi hỏi cán bộ thực hiện có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Vì thế cần tiêu chuẩn hóa CBTD theo các tiêu chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng để nâng cao chất luợng đội ngũ cán bộ NH.
Agribank Thanh Hóa tiếp tục triển khai, áp dụng “Cẩm nang văn hóa Agribank” [20]. sâu rộng trong đội ngũ CBVC đặc biệt đội ngũ CBTD; cụ thể hóa bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 11/QĐ-HHNH ngày 25/02/2019 của Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) [21]. Tập trung nâng cao ý thức cho đội ngũ cán bộ về tầm quan trọng và sự cần thiết phải thuờng xuyên tu duỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và văn hóa ứng xử.
Agribank Chi nhánh Thanh Hóa cần rà soát, đánh giá lại chất luợng đội ngũ CBTD; trên cơ sở đó có sự bố trí, luân chuyển và sử dụng phù hợp; phát huy sở truờng của mỗi nguời đặc biệt bố trí đủ về số luơng cho đội ngũ
CBTD. Định kỳ hàng năm có kế hoạch đào tạo, tập huấn và triển khai đến các Chi nhánh cơ sở nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBTD, trình độ năng lực quản lý điều hành của lãnh đạo Phòng kế hoạch kinh doanh Chi nhánh loại II. Tập trung vào kiến thức về nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, Marketing ngân hàng, kỹ năng giao tiếp, bán hàng, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản lý rủi ro, nâng cao công tác quản lý tín dụng. Trong đó, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ công việc trực tiếp, đào tạo nâng cao cho cán bộ chủ chốt và đã đuợc quy hoạch để xây dung bộ khung cho sự phát triển ổn định vững chắc trong tuơng lai.
Agribank Chi nhánh Thanh Hóa cần quan tâm áp dụng đồng bộ các giải pháp nhằm giảm sự quá tải cho CBTD nhu: tăng cuờng lao động làm công tác tín dụng (tối thiểu số CBTD phải chiếm từ 45% trên tổng lao động tại chi nhánh loại II các huyện và 35% đối với các chi nhánh khu vực thành phố), phân công địa bàn, số luợng khách hàng, du nợ phù hợp với năng lực của cán bộ; tăng cuờng ứng dụng các chuơng trình tiện ích hỗ trợ thiết lập hồ sơ; nâng cao kỹ năng, tính thuần thục chuyên môn hóa trong huớng dẫn khách hàng; việc tổ chức tốt giao dịch của tổ cho vay thu nợ luu động tại các xã, thị trấn; đẩy mạnh tổ chức các điểm giao dịch luu động bằng xe ô tô chuyên dùng...qua đó tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Công tác tuyển dụng cần tổ chức khoa học, minh bạch nhằm tuyển chọn đuợc những ứng viên xứng đáng, đuợc đào tạo cơ bản tại các truờng có uy tín nhu Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân....Xây dựng các quy định về đánh giá, khen thuởng và kỷ luật dựa trên chất luợng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện. Thực hiện triệt để cơ chế khoán chỉ tiêu nhiệm vụ kinh doanh gắn với phân phối thu nhập đến nguời lao động trong đó có bộ phận làm công tác tín dụng. Gắn các chỉ tiêu định luợng nhu tăng truởng du nợ, du nợ bình quân, chất luợng tín dụng, thu nợ sau xử lý rủi ro tín dụng đến nhóm và nguời lao động; Có chính sách đãi ngộ phù hợp đối với
người làm công tác tín dụng, đặc biệt những người công tác lâu năm tại các khu vực miền núi khó khăn, những CBTD quản lý số lượng khách hàng và dư nợ lớn, quản lý tốt chất lượng tín dụng, yêu ngành, yêu nghề tận tụy với công việc. Đồng thời có chế tài xử lý nghiêm đối với cán bộ gây ra nợ xấu cao, để tổn thất thiệt hại cho ngân hàng.