Hoạt động Marketing có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh NH nói chung, phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng KHCN nói riêng. Tại Agribank Thanh Hóa đã thành lập Phòng Dịch vụ và Marketing. Tuy nhiên, cách thức triển khai và hiệu quả hoạt động marketing vẫn chưa đạt yêu cầu thực tiễn. Chức năng nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị trường, tìm hiểu khách hàng...chưa thật sự hiệu quả. Phòng Dịch vụ và Marketing cần tăng cường sự chủ động phối hợp với các bộ phận, phòng ban chuyên môn khác xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản, sử dụng linh hoạt các công cụ marketing ứng dụng vào thực tiễn kinh doanh qua đó mở rộng khách hàng nói chung, cho vay KHCN nói riêng gắn với phát triển dịch vụ, đẩy mạnh bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với phân khúc KHCN.
Thường xuyên tiến hành trao đổi, tham khảo đóng góp ý kiến giữa ngân hàng với khách hàng: Thông qua việc thống kê các thắc mắc của khách hàng gọi đến tổng đài tự động rút ra điểm bất hợp lý, chưa rõ ràng về sản phẩm hay chính sách phí gây khó khăn cho khách hàng. Nên có hệ thống ghi âm, lưu trữ ý kiến của khách hàng thông qua tổng đài này và cũng là biện pháp quản lý nhân viên trong quá trình tiếp xúc khách hàng qua điện thoại.
Ngân hàng cần thực hiện các chương trình điều tra sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm cho vay KHCN. Công tác điều tra có thể thực hiện thông qua xây dựng bảng hỏi. Số liệu thu thập được sẽ giúp NH đánh giá được những phần chưa hài lòng của khách hàng. NH cần đánh giá thường xuyên và liên tục chất lượng dịch vụ thông qua các chương trình khách hàng
bí mật. Tiếp tục duy trì hoạt động đường dây nóng xây dựng và phát huy hiệu quả bộ phận, tổ chăm sóc khách hàng, đánh giá, phân loại khách hàng để có chính sách chăm sóc phù hợp; thường xuyên trao đổi thông tin, tặng quà khách hàng VIP, khách hàng quan trọng vào các dịp lễ, tết, sinh nhật để gợi mở thêm nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân. Đặt hòm thư, phiếu góp ý kiến tại các quầy giao dịch để khách hàng đề xuất yêu cầu của mình với NH... Định kỳ Chi nhánh tổ chức đối chiếu nợ gốc, lãi kết hợp việc này khảo sát, thu thập ý kiến của khách hàng về chất lượng các sản phẩm dịch vụ, đề xuất kiến nghị qua đó NH có thêm thông tin rất tốt để cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Ngân hàng tổ chức hội nghị gặp mặt cơ quan truyền thông trên địa bàn; tham gia tích cực các hội nghị, hội thảo, đối thoại giữa địa phương, NH và khách hàng... Agribank Thanh Hóa cần ký kết hợp tác tuyên truyền hàng năm với Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa, các cơ quan báo chí trung trương đóng trên địa bàn tỉnh; hệ thống đài phát thanh các huyện, xã; phối hợp tuyên truyền qua hệ thống tuyên giáo từ tỉnh đến các huyện, qua Hội nông dân, HLHPN nữ các cấp... mở rộng các hình thức quảng cáo, tuyên truyền qua email, thư ngỏ, mạng internet, tờ rơi.
Tham gia các hoạt động đồng tài trợ các giải điền kinh, quần vợt, bóng đá, Chương trình Âm Vang Xứ Thanh, Chương trình khuyến học khuyến tài,...tặng học bổng cho học sinh, sinh viên tiêu biểu ...qua đó góp phần quảng bá thương hiệu Agribank trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện tốt công tác từ thiện, an sinh xã hội thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.
Hiện tại không ít Chi nhánh loại II cơ sở vật chất xuống cấp, không gian làm việc, giao dịch chật hẹp như: Chi nhánh huyện Thiệu Hóa, Phòng giao dịch Yên Tâm Chi nhánh huyện Yên Định, PGD Xuân Lai thuộc Chi nhánh huyện Thọ Xuân, PGD Nưa, PGD Đà thuộc Chi nhánh huyện Triệu Sơn, Chi nhánh số 3, Số 4 thuộc địa bàn Thành phố.... ngân hàng cần rà soát
lại hiện trạng cơ sở vật chất, cách bố trí quầy giao dịch, nơi làm việc của các Chi nhánh loại II và phòng giao dịch trực thuộc. Kiểm tra việc tuân thủ về trang phục, thái độ giao tiếp của nhân viên đối với khách hàng... Qua đó có sự đầu tu về cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị đồng bộ, tiện lợi nhất có thể.