Nội dung thẩm định tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác định giá tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại TNHH MTV đại dương (Trang 25 - 31)

 Thẩm định tín dụng:

Thẩm định tín dụng là việc chúng ta sử dụng các công cụ và phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án của khách hàng xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay hay không cho vay. Thẩm định tín dụng bao gồm

- Thẩm định điều kiện vay vốn. Theo quy chế cho vay, khách hàng muốn vay vốn phải thỏa mãn các điều kiện sau:

 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách

nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

 Có mục đích vay vốn rõ ràng, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân

hàng, phải có tính hợp pháp, theo quy định hiện hành về loại tiền vay , định hướng vay theo quy định

 Khách hàng có kế hoạch vay vốn nghiêm túc, căn cứ vào lịch sử quan hệ

vay vốn của khách hàng như dư nợ vay, doanh số, mức tín nhiệm, quan hệ tiền gởi

 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

 Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư khả thi và

có hiệu quả..Có năng lực quản lý điều hành tốt

 Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ

và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Thẩm định thời hạn vay vốn

 Ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống

 Trung hạn: từ 12 đến 60 tháng

 Dài hạn: trên 60 tháng nhưng không quá thời gian hoạt động còn lại trên

giấy phép thành lập hoặc không quá 15 năm đối với cho vay dự án đầu tư phục vụ đời sống.

- Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay. Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có:

 Giấy đề nghị vay vốn

 Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như

giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều kiện hoạt động.

 Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư.

 Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất.

 Các giấy tờ lien quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.

Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gởi cho tổ chức tín dụng. Cán bộ tín dụng xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của các tài liệu mà khách hàng cung cấp.

- Thẩm định mức cho vay

Đối tượng Giới hạn so với vốn tự có

1.Cho vay – Một khách hàng – Nhóm khách hàng 15% 50% 2.Bảo lãnh – Một khách hàng – Nhóm khách hàng 25% 60% 3.Cho thuê tài chính

– Một khách hàng – Nhóm khách hàng

30% 80%

4.Đối tượng bị hạn chế cho vay 5%

- Thẩm định khả năng tài chính

Thẩm định độ tin cậy của các báo cáo tài chính xem các tài sản có được định giá chính xác không? Mức độ của vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh có đúng không?…Phân tích các tỷ số tài chính để đo lường đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, đánh giá hiện trạng tài chính và xu hướng tài chính của doanh nghiệp để xem xét khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết là một trong những điều kiện tiên quyết để xem xét cho khách hàng vay vốn.

 Đối với khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ giúp cho khách

hàng yên tâm rằng họ sẽ trả được nợ khi đến hạn.

 Đối với ngân hàng khả năng tài chính giúp ngân hàng yên tâm hơn về khả

Tuy nhiên do nhiều lý do bản thân khách hàng không thể đánh giá chính xác được khả năng tài chính của mình, vì thế cần phải thẩm định khả năng tài chính của khách hàng thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính trên các báo cáo tài chính mà khách hàng đã nộp cho ngân hàng.

- Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay

Tài sản đảm bảo được coi là nguồn thu nợ thứ 2 của các tổ chức tín dụng khi nguồn thu nợ chính gặp rủi ro. Khách hàng có thể đảm bảo bằng tài sản thế chấp, đảm bảo bằng tài sản cầm cố, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, đảm bảo bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ 3. Tất cả tài sản có giá trị đều có thể được dùng để đảm bảo tiền vay, tuy nhiên để việc đảm bảo thực sự có hiệu quả thì đòi hỏi:

 Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.

 Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải có giá trị và có thị trường tiêu thụ.

 Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng

làm bảo đảm tiền vay.

Do đó việc thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay chính xác, trung thực, thỏa mãn các điều kiện trên thì khả năng thu hồi nợ được nâng cao, nếu không thì tài sản đảm bảo nợ vay không thể giúp được gì thêm cho khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Vì vậy thẩm định tài sản đảm bảo có vị trí quan trọng thẩm định tín dụng.

Thẩm định tài sản

Thẩm định tài sản là việc chúng ta sử dụng các công cụ và phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy,rủi ro và giá trị của tài sản đảm bảo của khách hàng xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay hay không cho vay.

Nội dung của thẩm định tài sản gồm có các nội dung sau:

 Hoạch định chính sách thẩm định tài sản bảo đảm trong cho vay khách hàng

doanh nghiệp

 Danh mục tài sản bảo đảm

- Tài sản cầm cố - Tài sản thế chấp

 Nội dung thẩm định tài sản bảo đảm lần đầu

- Tính hiện hữu

- Tính vững chắc về pháp lý

- Thẩm định giá và xác định tỷ lệ cho vay tối đa: - Khả năng chuyển nhượng

- Khả năng rủi ro của tài sản

- Khả năng quản lý tài sản của ngân hàng

- Những vướng mắc có khả năng xảy ra nếu xử lý tài sản và biện pháp phòng ngừa.

 Nội dung tái thẩm định tài sản bảo đảm

Định kỳ hàng quý, 6 tháng hoặc đột xuất, cán bộ thẩm định thực hiện tái thẩm định tài sản bảo đảm với một số nội dung cơ bản:

- Kiểm tra thực trạng của tài sản bảo đảm so với các thời điểm thẩm định trước đó - Đánh giá việc tuân thủ các quy định trong việc bảo quản, sử dụng tài sản bảo đảm để kịp thời để xuất thay đổi biện pháp quản lý tài sản bảo quản khi cần thiết.

- Đối với tài sản hình thành trong tương lai thực hiện giám sát kiểm tra quá trình hình thành tài sản bảo đảm.

- Thẩm định lại giá trị tài sản

 Tổ chức thực hiện thẩm định tài sản đảm bảo

 Tổ chức thực hiện thẩm định tài sản đảm bảo lần đầu

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm

Bước 2: Sau khi kiểm tra tính đầy đủ về mặt hồ sơ tài sản, cán bộ lập kế hoạch thẩm định.

 Tổ chức thực hiện tái thẩm định tài sản đảm bảo

Định kỳ hoặc đột xuất, cán bộ tín dụng thực hiện tái thẩm định tài sản đảm bảo theo quy trình sau:

- Tái thẩm định tài sản bảo đảm:

+ Kiểm tra tình trạng tài sản so với thời điểm nhận bảo đảm. + Đánh giá việc tuân thủ quy định bảo quản, sử dụng tài sản

bản đảm và nêu đề xuất thay đổi biện pháp quản lý tài sản bảo đảm nếu cần thiết. + Định giá lại tài sản đảm bảo từ đó có đề xuất bổ sung hoặc thay thế tài sản bảo đảm. + Các nội dung liên quan khác.

- Lập báo cáo kiểm tra tài sản đảm bảo sau khi cho vay.

 Sử dụng kết quả thẩm định tài sản bảo đảm

- Đối với thẩm định tài sản đảm bảo lần đầu - Đối với tái thẩm định tài sản đảm bảo

Vị trí của định giá tài sản trong thẩm định tài sản đảm bảo

Thực tế cho thấy hiện nay, hoạt động định giá tài sản là một nhu cầu khách quan và cần thiết. Đối với các ngân hàng thương mại, định giá tài sản bảo đảm càng có vai trò quan trọng hơn, đặc biệt đối với các nghiệp vụ ngân hàng mang tính chuyên sâu và nhạy cảm như nghiệp vụ cho vay. Nghiệp vụ cho vay tại bất cứ một ngân hàng thương mại nào cũng ít nhiều liên quan đến việc thế chấp, cầm cố tài sản. Nếu dựa vào tài sản đảm bảo để cho vay, ngân hàng phải định giá được tài sản này. Có rất nhiều tài sản mà khách hàng mang đến để đảm bảo cho khoản vay của mình. Trong số đó, có những tài sản giá cả đă rõ ràng và dễ xác định như vàng, bạc, đá quý… nhưng cũng có nhiều loại khó xác định được giá trị như giá trị quyền sử dụng đất, máy móc, thiết bị, nhà xưởng… Chính vì vậy, cần phải thực hiện công tác định giá tài sản bảo đảm một cách hợp lý để đảm bảo quyền lợi của khách hàng cũng như của ngân hàng.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép các ngân hàng thương mại tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm xác định giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của các khách hàng và doanh nghiệp đi vay. Do đó, việc định giá tài sản bảo đảm sao cho hợp lý, sát với giá thị trường nhất là một vấn đề quan trọng đặt ra cho các ngân hàng. Nếu định giá thấp khách hàng sẽ không hài lòng. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và uy tín của ngân hàng. Nhưng nếu định giá cao, ngân hàng sẽ gặp rủi ro trong việc thu hồi nợ vay và lãi vay trong việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, buộc ngân hàng phải thanh lý với mức giá thấp hơn so với mức giá đã định, dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.

Mặt khác, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giá trị của các khoản vay của các ngân hàng dựa trên giá trị của tài sản bảo đảm (ví dụ: 70% giá trị máy móc thiết bị, 80% giá trị hàng hóa nguyên liệu, 90% giá trị sổ tiết kiệm…). Do đó, công tác định giá tài sản đảm bảo chính là cơ sở để ngân hàng xác định mức cho

vay phù hợp với giá trị của tài sản đảm bảo đồng thời là công cụ hữu hiệu để kiểm soát rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác định giá tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại TNHH MTV đại dương (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)