TNHH Đại Dương
Về quan điểm tiếp cận vấn đề đảm bảo cho vay bằng tài sản đảm bảo, Ngân hàng Đại Dương đã quán triệt quan điểm tránh hai khuynh hướng:
Thứ nhất, chỉ quan tâm đển đảm bảo mà quên đi mục đích vay vốn và sử dụng vốn của người đi vay, cũng như quá trình sử dụng tiền vay. Khuynh hướng này coi trọng đảm bảo và nhiều khi tuyệt đối hóa nó trong quan hệ tín dung. Điều này làm tổn hại đến các khách hàng có uy tín với ngân hàng. Trong nhiều trường hợp các hoạt động này biến ngân hàng thành nơi quản lý các đảm bảo hơn là các nhà tác nghiệp Tài chính – Ngân hàng. Việc quan tâm thái quá đến đảm bảo khoản vay khiến cho hoạt động Ngân hàng trở thành xơ cứng và chính cách tiếp cận này làm cho rủi ro của ngân hàng cũng gia tăng vì khách hàng làm ăn kém hiệu quả thì trong đó đã tiềm chứa rủi ro. Nhất là khi khuôn khổ pháp lý còn bất cập và chưa chặt chẽ như hiện nay thì ngân hàng càng gặp rủi ro gấp bội.
Thứ hai, cách tiếp cận xem nhẹ các đảm bảo, chỉ chú ý đến mục đích sử dụng vốn vay. Rõ ràng không phải khách hàng nào đến quan hệ ngân hàng cũng lường hết mức độ rủi ro, không phải phương án vay vốn cũng hiệu quả và đạt hiệu quả theo dự kiến. Trong nhiều trường hợp các đảm bảo có vị trí quan trọng, phải được chú ý đến như là điều kiện của khoản vay, tiếp theo đó mới là thực hiện theo dõi khoản vay. Đảm bảo tiền vay trong trường hợp nhất định lại là biện pháp tạo khả năng phát triển
quan hệ tín dụng. Chính sự thiết lập các đảm bảo, chính sự đòi hỏi phải có một nguồn thứ hai để trả nợ vay đã tác động đến ý thức trách nhiệm của người vay ngay cả khi họ là người vay có khả năng trả nợ yếu. Điều này thúc đẩy sự nỗ lực, tích cực của họ trong kinh doanh và trả nợ. Việc xem nhẹ các đảm bảo chỉ được phép khi sự phát triển kinh tế ở thời kỳ ổn định cao và đối với khách hàng có uy tín và tiềm năng tài chính mạnh. Các nước như Việt Nam khi mà sự ổn định trong hoạt động kinh tế còn mong manh, hoạt động của các khách hàng còn quá nhiều rủi ro thì không thể áp dụng được việc xem nhẹ các đảm bảo.
Quan điểm của Ngân hàng Đại Dương cũng như hầu hết các ngân hàng hiện đại là phải cân nhắc áp dụng hai cách xử sự nói trên một cách rất nghệ thuật, một mặt giành được ưu thế cạnh tranh, giành lợi nhuận cao và mặt khác trảnh rủi ro cho kinh doanh của mình.
Trong thời gian tới, mục tiêu của hoạt động định giá tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Đại Dương là hỗ trợ tối đa cho hoạt động tín dụng, đáp ứng các yêu cầu về định giá tài sản trong hoạt động cho vay, do đó Ocean Bank định hướng phát triển hoạt động định giá tài sản đảm bảo như sau:
- Cần hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy định về cách tổ chức và các quy trình hướng dẫn chi tiết phương thức thực hiện hoạt động định giá tài sản đảm bảo trong toàn hàng.
- Nghiên cứu xây dựng đầy đủ các phương pháp định giá tài sản theo các tiêu chuẩn thẩm định giá của Bộ Tài Chính để người sử dụng có nhiều lựa chọn đa dạng trong phương thức định giá. Việc hoàn thiện các phương pháp định giá cần phải tiếp nhận các ý kiến đóng góp từ nhân viên và thực hiện điều chỉnh các chỉ tiêu cho phù hợp với thực tế để kết quả định giá tài sản đảm bảo ngày càng phản ảnh đúng giá trị tài sản.
- Tổ chức hoạt động định giá tài sản đảm bảo sao cho có thể đáp ứng được các yêu cầu trong hoạt động tín dụng như: định giá tài sản trước khi cho vay, định giá lại định kỳ, định giá để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hoặc phục vụ hoạt động xử lý nợ.
đi lại phục vụ cho hoạt động khảo sát hiện trạng thực tế của tài sản trong định giá tài sản đảm bảo.
- Phát huy tối đa chức năng quản lý của Phòng Quản lý tài sản đảm bảo đối với hoạt động định giá tài sản đảm bảo trong toàn ngân hàng, để từ đó có những đề xuất, cải thiện cũng như các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong định giá tài sản và trong hoạt động tín dụng.