Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác định giá tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại TNHH MTV đại dương (Trang 43 - 46)

Được chia làm 4 nhóm cơ bản sau:

 Các yếu tố về vật chất

Là yếu tố thể hiện các thuộc tính hữu dụng tự nhiên vốn có mà tài sản có thể mang lại cho người sử dụng như: Đối với máy móc thiết bị là các tính năng, tác dụng, độ bền, khả năng duy tu, bảo dưỡng và sữa chữa….Đối với đất đai, nhà cửa chính là vị trí, kích thước, khả năng sữa chữa, cải tạo…

Tài sản có tính hữu dụng hay công dụng càng nhiều thì giá trị tài sản đó càng cao. Mặt khác, các yếu tố phản ánh tính hữu ích, công dụng của tài sản phụ thuộc vào khả năng khai thác và quan điểm của mỗi người. Có người cho rằng yếu tố này là quan trọng với họ, nhưng lại trở nên không quan trọng với người khác. Vì vậy, khi định giá giá trị của tài sản, bên cạnh phân tích các yếu tố chính phản ánh giá trị tài sản, thẩm định viên cần phải tính đến mục tiêu và quan điểm về giá trị của khách hàng.

 Các yếu tố về tình trạng pháp lý

Tình trạng pháp lý của tài sản quy định quyền của chủ thể đối với việc khai thác thuộc tính của tài sản trong quá trình sử dụng như: Quyền sử dụng, khai thác, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, biếu tặng, thừa kế… Quyền khai thác các thuộc tính của tài sản càng lớn thì giá trị tài sản càng cao và ngược lại. Các quyền này phải được pháp luật bảo hộ và thừa nhận.

Trong quá trình định giá, để có kết quả định giá đúng đắn và tin cậy nhất thì đòi hỏi thẩm định viên phải biết những quy định có tính pháp lý về quyền của các chủ thế có liên quan đến tài sản thẩm định. Để có được những thông tin chính xác và tin cậy về tình trạng pháp lý của tài sản, thẩm định viên cần phải căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành, các giấy tờ bằng chứng của tài sản và các tài liệu do cơ quan kế toán – kiểm toán uy tín cung cấp.

 Các yếu tố mang tính kinh tế

Tính kinh tế của giá trị tài sản chủ yếu thể hiện ở quan hệ cung cầu, hay độ co giãn, độ nhạy của cung và cầu trên thị trường. Tại một thời điểm trên thị trường, khi cung khan hiếm, nhu cầu và sức mua cao thì giá trị của tài sản được đánh giá cao, ngược lại giá trị của tài sản sẽ được đánh giá thấp khi mà cung dồi dào, nhu cầu và

sức mua sụt giảm với giả định các yếu tố khác trên thị trường không đổi. Các yếu tố tác động đến cung cầu như: Độ khan hiếm, sức mua, thu nhập hay nhu cầu có khả năng thanh toán các giao dịch. Việc đánh giá yếu tố này sẽ là căn cứ quan trọng giúp thẩm định viên có cơ sở dự báo và ước lược một cách xác thực hơn giá trị thị trường của một tài sản cần định giá.

Vì vậy, để có thể đánh giá giá trị tài sản, làm tốt công tác tư vấn và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động định giá tài sản, cần phải tiến hành thu thập, lưu trữ các thông tin có liên quan đến giao dịch mua bán tài sản, trang bị các kiến thức về kỹ thuật xử lý, phân tích biến động của thị trường và giá cả thị trường.

Bên cạnh 3 yếu tố trên, còn có các yếu tố khác như: Tâm lý người tiêu dùng, tập quán cư dân cũng ảnh hưởng đến giá trị tài sản. Điều này đòi hỏi thẩm định viên phải am hiểu về tập quán dân cư cũng như yếu tố tâm lý để có thể định giá tài sản một cách hợp lý.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI MTV ĐẠI DƯƠNG

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Đại Dương và quy định của Ngân hàng Đại Dương liên quan đến định giá tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác định giá tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại TNHH MTV đại dương (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)