Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác định giá tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại TNHH MTV đại dương (Trang 80 - 82)

3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương MTV Đại Dương

Trong dài hạn, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đại Dương được định hướng phát triển chung theo các mục tiêu lớn của toàn ngành ngân hàng Việt Nam:

- Chú trọng nâng cao năng lực quản trị điều hành nói chung, quản trị tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng theo thông lệ quốc tế.

- Đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng và trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín trong xu hướng mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới.

- Đổi mới đồng bộ từ chính sách tín dụng, năng lực cán bộ, tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng, đến các quy định nội bộ về hoạt động tín dụng, chiến lược khách hàng, cơ cấu tín dụng …

- Tăng cường hoạt động kiểm soát nội bộ và nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ trong đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng ngân hàng.

Không nằm ngoài định hướng chung là đưa Ngân hàng Đại Dương trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ với chất lượng phục vụ tốt, ngày càng phát triển đều và bền vững, thì mục tiêu cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đại Dương trong ngắn hạn được định hướng cụ thể như sau:

- Tăng trưởng dư nợ tín dụng theo đúng mức tăng trưởng được Nhà nước giao cho trong từng thời kỳ với tốc độ phát triển đều và bền vững.

- Tiếp tục tăng trưởng dư nợ cho vay trên cơ sở nguồn vốn huy động từ thị trường I và chọn lọc các khách hàng thường xuyên đã có uy tín, khách hàng huy động vốn, khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Ngân hàng Đại Dươnghoặc những khách hàng mới có dự án/phương án đầu tư hiệu quả để cho vay. Chú trọng kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn của Ngân hàng Đại Dương.

nước và tập trung cho vay các lĩnh vực được ưu tiên theo đúng chủ trương của Chính phủ.

- Hoàn thiện bộ máy kiểm soát nội bộ cũng như nâng cao năng lực kiểm soát, quản trị rủi ro bằng cách tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, tích cực xử lý nợ xấu/nợ quá hạn trên toàn hệ thống; đối với các Chi nhánh có phát sinh nợ xấu/nợ quá hạn cao, vi phạm các quy định trong hoạt động tín dụng thì phải áp dụng các biện pháp như: kiểm soát đặc biệt, giảm hạn mức chỉ tiêu tín dụng, giảm hạn mức ủy quyền phán quyết, …

- Chính sách lãi suất cho vay: duy trì chính sách lãi suất sàn có điều chỉnh cho một số khách hàng có uy tín trong quan hệ tín dụng và sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Đại Dương nhưng vẫn phải tuân thủ theo cơ chế điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

- Đôn đốc các đơn vị lập hồ sơ xử lý rủi ro, đề xuất phương án cơ cấu nợ cho khách hàng, xét miễn giảm lãi vay theo quy định để nhanh chóng xử lý và thu hồi nợ xấu/nợ quá hạn.

- Thường xuyên kiểm tra tính tuân thủ quy trình, thủ tục hồ sơ cho vay tại các đơn vị trong toàn hàng để kịp thời phát hiện những rủi ro tiềm ẩn và có biện pháp xử lý phù hợp.

- Sử dụng đúng mục đích nguồn vốn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo, kinh doanh hàng xuất - nhập khẩu, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay các ngành công nghiệp phụ trợ, cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tiếp tục hạn chế các lĩnh vực cho vay chứng khoán, cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh bất động sản.

- Đối với cơ cấu dư nợ vay ngắn, trung, dài hạn cần tập trung dịch chuyển sao cho cân đối phù hợp với nguồn vốn huy động trong từng thời kỳ, bằng cách tập trung hỗ trợ vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp, cho các hoạt động sản xuất thương mại thay vì cho vay dài hạn với các nhu cầu đầu tư. Như vậy sẽ giảm được tình trạng sử dụng

quá nhiều vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, có thể dẫn đến mất thanh khoản.

- Cần có chính sách chăm sóc khách hàng và có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với các khoản vay hiện tại, thường xuyên kiểm tra để hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu/nợ quá hạn.

- Tập trung nghiên cứu phát triển đa dạng hoá các loại sản phẩm cho vay đối với cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, đáp ứng tối đa các nhu cầu vay vốn của khách hàng.

- Xem xét các chính sách ưu đãi phù hợp về lãi suất, phí thanh toán, phí dịch vụ để tăng tính cạnh tranh so với các NHTM khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác định giá tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại TNHH MTV đại dương (Trang 80 - 82)