Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức cho nguồn nhân lực việt nam (Trang 32 - 37)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

1.3. Tác động của việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN tới sự phát

1.3.2. Tác động tiêu cực

Thực ra, những tác động tiêu cực và những thách thức trong phần này có tính hai mặt, đặc biệt là đối với hai yếu tố tạo ra những áp lực về việc thực thi cải cách và nguy cơ tụt hậu về năng lực cạnh tranh. Bởi lẽ, nếu nhìn từ khía cạnh tích cực, thì hiện thực hóa AEC sẽ là cơ hội để Việt Nam thực thi những cải cách và là sức ép nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế. Tuy nhiên nếu nhìn ở khía cạnh thách thức thì hội nhập khu vực thông qua Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ khiến cho áp lực

thực thi những chính sách và nâng cao năng lực cạnh tranh ngày càng lớn hơn. Do đó, các thách thức ở đây phải được hiểu là trong điều kiện hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, nếu không có những bước đi mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn, Việt Nam có thể bị tụt hậu.

Thứ nhất: Nguy cơ tụt hậu về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta có

thể tăng lên và các doanh nghiệp Việt Nam có thể rơi vào thế bất lợi

Theo Báo cáo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh kinh tế của 138 nước tham gia năm 2016 – 2017, Việt Nam đứng thứ 60 trên tổng số 138 nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của Việt Nam thấp hơn hầu hết các nước trong ASEAN-5 như Singapore, Malayxia, Brunei, Thái Lan, Indonexia và cả Philipin, chỉ đứng trên Campuchia thể hiện qua bảng 1.1.

Cũng theo Báo cáo WEF về chỉ số năng lực cạnh tranh kinh tế qua các năm 2015 – 2017, chỉ số năng lực cạnh tranh kinh tế toàn cầu của Việt Nam năm 2015- 2016 đứng ở vị trí 56 trong số 140 nước tham gia xếp hạng, và đến năm sau 2016 – 2017 thì tụt xuống vị trí 60 trên tổng số 138 quốc gia tham dự. Trước đó, Việt Nam bị tụt hạng trong ba năm liên tiếp, từ vị trí 59/139 năm 2010-2011 xuống vị trí 65/142 năm 2011-2012 và xuống tiếp vị trí 75/144 năm 2012-2013. Sở dĩ có tình trạng suy giảm như vậy là do Việt Nam đã bị mất điểm ở 9 trong 12 chỉ số xem xét như môi trường kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng chưa được cải thiện, mức độ sẵn sàng công nghệ, khu vực công kém hiệu quả… Do đó, Việt Nam cần phải có những chính sách nhằm cải thiện hơn nữa đối với các chỉ số như cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng giáo dục, thủ tục hành chính, mức độ sẵn sàng công nghệ…

Bảng 1.1: Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh kinh tế toàn cầu của Việt Nam với một số nƣớc trong khu vực 2016-2017

Chỉ số về năng lực cạnh tranh kinh tế toàn cầu

Xếp hạng (so với 138 nước)

Điểm số (Thang điểm 7) 1. Singapore 2 5,72 2. Malayxia 25 5,16 3.Trung Quốc 28 4,95 4. Thái Lan 34 4,64 5. Inđônêxia 41 4,52 6. Philipin 57 4,36 7. Việt Nam 60 4,31 8. Campuchia 89 3,98

Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới, WEF

Trong quá trình hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN và khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được hiện thực hóa vào năm 2015, sức ép cạnh tranh đã, đang và sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn tại thị trường trong nước và thị trường thế giới. Tại thị trường trong nước, sức ép cạnh tranh trong quá trình hội nhập AEC có thể dẫn đến hàng hóa sản xuất trong nước khó có chỗ đứng, bị hàng hóa của các nước như Singapore, Malayxia, Thái Lan, Indonexia chiếm lĩnh. Thậm chí, trong điều kiện hội nhập thông qua Cộng đồng kinh tế ASEAN mở cũng khiến cho hàng hóa của các nước tham gia các thể chế ASEAN+1 như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thâm nhập thị trường nội địa.

Đối với các doanh nghiệp, những thách thức có thể đến đó là:

(i) Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Bởi lẽ, đa số các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ và ít vốn. Hội nhập trong nền kinh tế khu vực và thế giới khiến cho mức độ cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn. Cạnh tranh không chỉ giữa doanh nghiệp Việt Nam với các nước trong khu vực để xuất khẩu hàng hóa dich vụ mà cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước. Trong điều kiện quy mô doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, các doanh nghiệp Việt Nam lại gặp một thách thức rất lớn đó là chất lượng nhân lực của doanh nghiệp thấp. Đội ngũ chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp còn rất thiếu kiến thức quản trị và kỹ năng, kinh nghiệm quản lý.

(ii) Sự lạc hậu về khoa học – công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay đa số các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới.

(iii) Hạn chế về nguyên vật liệu và sự yếu kém về thương hiệu các doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, giá cả các loại nguyên vật liệu này trên thế giới có xu hướng tăng, làm cho nhiều nhóm sản phẩm có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu khá cao, chiếm hơn 60% giá thành sản phẩm, Mặt khác rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín, chất lượng và năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Trên thực tế, trong nhiều sản phẩm của Việt Nam yếu tố cấu thành của tri thức, công nghệ thấp, trong khi yếu tố sức lao động và nguyên vật liệu cao…, điều đó làm cho sức cạnh tranh thấp, chất lượng sản phẩm không có ưu thế rõ rệt trên thị trường.

Thứ hai: Tạo ra những áp lực từ việc thực thi những cải cách

Trong quá trình hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 và mở rộng hợp tác liên kết kinh tế của ASEAN với các đối tác, nếu chúng ta không chú trọng đúng mức đến những cải cách và thể chế kinh tế, quản trị công, nâng cao hiệu lực quản lý, cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải thiện tính cạnh tranh của hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính, chúng ta dễ bị tụt hậu hơn so với cấc đối tác trong khu vực. Mặt khác, tác động xấu cũng có thể đến từ việc chúng ta chậm đổi mới trong cơ cấu sản xuất và xuất khẩu với hầu hết các đối tác trong khu vực và trên thế giới. Hiện tại, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là các sản phẩm nông, lâm nghiệp như cà phê, cao su, gạo, những mặt hàng được coi là sản phẩm thô mà ít có công nghệ chế biến làm gia tăng giá trị sản phẩm. Cơ cấu xuất khẩu như vậy sẽ làm cho nền kinh tế phát triển thiếu ổn định, vững chắc.

Thứ ba: Tác động đến chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế giữa các nước trong khu vực

Là một nước phát triển thấp trong ASEAN, Việt Nam có thể phải đối diện với nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực do yếu thế về năng lực cạnh tranh và hội nhập. Hội nhập khu vực trong điều kiện khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, về cơ

sở hạ tầng, khoa học công nghệ, thể chế… có thể dẫn đến lợi ích không được phân bổ đồng đều. Trong điều kiện đó, các nước có trình độ phát triển thấp hơn như nước ta có thể rơi vào tình trạng bất lợi trong việc tận dụng những ưu thế của hội nhập. Đơn cử là một nội dung kinh tế của AEC đó là sự tự do di chuyển của lao động có tay nghề và doanh nhân trong AEC đem lại một số tác động tích cực nhưng cũng sẽ làm nảy sinh bất bình đẳng mới. Một số lượng lớn lao động có trình độ kỹ thuật và thậm chí các doanh nhân có trình độ từ các nước chậm phát triển hơn sẽ tìm đến các trung tâm phát triển hơn của ASEAN Singapo, Kuala Lumpur.

Sau khi hoàn thiện chương 1: Tổng quan về Cộng đồng kinh tế ASEAN, tôi xin tóm tắt một số kết luận sau:

Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC) là một khối kinh tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN đã được thành lập vào năm 2015. Nội dung chính của Cộng đồng kinh tế ASEAN là tiến tới trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao, một khu vực phát triển kinh tế đồng đều và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. Cộng đồng kinh tế ASEAN ra đời tác động nhiều mặt đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó có cả tác động tích cực và tác động tiêu cực. Trước hết, xét khía cạnh tích cực, sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN là động lực phát triển kinh tế Việt Nam; thúc đẩy quá trình cải cách, chuyển đổi cơ cấu kinh tế; góp phần cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh; tác động đối với việc lựa chọn chiến lược phát triển cân đối giữa các vùng miền nhằm giảm bất bình đẳng giữa các tầng lớp, chú trọng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng mang đến không ít những tác động tiêu cực cho lao động Việt Nam, đó là: tạo ra những áp lực từ việc thực thi những cải cách; nguy cơ tụt hậu về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta có thể tăng lên và các doanh nghiệp Việt Nam có thể rơi vào thế bất lợi, tác động đến chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế giữa các nước trong khu vực.

CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC TRONG

CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN & CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM KHI THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức cho nguồn nhân lực việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)