Quy mô, cơ cấu lao động trình độ cao theo nhóm nghề năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức cho nguồn nhân lực việt nam (Trang 59 - 77)

Nhóm nghề Cao đẳng nghề Cao đẳng Đại học Tổng cộng/tỷ lệ Lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị 2.820 24.390 319.418 346.627 (8,2%)

Chuyên môn kỹ thuật

bậc cao 22.816 299.125 2.460.568

2.782.509 (66,47%)

Chuyên môn kỹ thuật

bậc trung 49.938 378.717 69.583

498.238 (11,09%)

Nhân viên sơ cấp, nhân viên kỹ thuật

văn phòng - - 64.131 64.131 (1,53%) Nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ 23.841 95.065 174.723 293.629 (6,78%) Lao động có kỹ thuật trong nông lâm nghiệp và thủy sản - - 25.010 25.010 (0,60%) Thợ thủ công có kỹ thuật và thợ kỹ thuật khác có liên quan - - 38.925 38.925 (0,93%) Thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành thiết bị 25.772 25.187 29.040 79.999 (1,91%)

Lao động giản đơn - - 57.271 57.271

(1,37%)

Lực lƣợng quân đội - - - -

Tổng cộng 125.188 822.484 3.238.668 4.186.340 (100%)

Đơn vị: Người

Lao động trình độ cao chủ yếu làm các nhóm nghề lãnh đạo chuyên môn kỹ thuật bậc cao và chuyên môn kỹ thuật bậc trung, chiếm tới 78,37% tổng việc làm của lao động trình độ cao. Lực lượng lao động trình độ cao ít xuất hiện ở các nhóm nghề lao động có kỹ thuật trong nông lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 0,6%) hay nhóm nghề thợ thủ công có kỹ thuật khác có liên quan (chiếm 0,93%).

Điểm khác thường về mặt cơ cấu lao động trình độ cao theo nhóm nghề là mặc dù nước ta rất thiếu lao động trình độ cao nhưng vẫn có rất nhiều người làm trái nghề được đào tạo hoặc làm những công việc bậc thấp. Đang có đến 293.629 người có trình độ cao đẳng, đại học làm nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự - an toàn xã hội và bán hàng có kỹ thuật (chiếm 6,78% tổng việc làm của những người có trình độ cao đẳng, đại học) và đến 64.131 người có trình độ đại học (chiếm 1,53%) làm các công việc của nhân viên sơ cấp, nhân viên kỹ thuật văn phòng và 57.271 người làm các công việc của lao động giản đơn (chiếm 1,37%). Đây là một vấn đề bất cập của hệ thống giáo dục đào tạo và dạy nghề của Việt Nam.

3.1.3. Năng lực phẩm chất – kỹ năng làm việc

Chất lượng lao động trình độ cao được đánh giá thông qua các tiêu chí về năng lực chuyên môn (cả kiến thức và năng lực thực hành), khả năng ứng dụng ngoại ngữ và tin học trong công việc, các kỹ năng sống – làm việc và các phẩm chất khác.

Kết quả điều tra của Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước KX.01.04/11-15 năm 2012 (Bảng 3.3) qua khảo sát 2900 phiếu đối với công chức cán bộ khoa học – công nghệ, giảng viên đại học và dạy nghề, chủ sử dụng lao động và lao động trực tiếp sản xuất trình độ cao tại 8 tỉnh cho thấy: năng lực chuyên môn phổ biến là ở mức trung bình; khả năng ứng dụng ngoại ngữ và tin học trong công việc còn hạn chế; kỹ năng làm việc theo nhóm yếu.

Đánh giá chung của Đề tài theo từng nhóm chủ thể cho thấy: đội ngũ công chức còn yếu kém về nhiều mặt, đặc biệt năng lực hoạch định chính sách và triển khai thực hiện, thiếu các kỹ năng mềm và yếu về ngoại ngữ cũng như trình độ tin học; đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ trình độ nghiên cứu trung bình, ít công trình nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế, thiếu hụt cán bộ đầu ngành; lực lượng

giảng viên yếu về khả năng nghiên cứu, thiếu kiến thức thực tiễn; đội ngũ doanh nhân thiếu tính chuyên nghiệp, không được đào tạo bài bản, chưa có chiến lược dài hạn; lực lượng công nhân kỹ thuật yếu về kỷ luật tác phong công nghiệp và thiếu nhiều những kỹ năng làm việc như kỹ năng học và tự học, kỹ năng phân tich phê phán, khả năng làm việc nhóm.

Bảng 3.3: Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực, nhân tài theo các nhóm đối tƣợng Nội dung Các nhóm đối tƣợng làm nhiệm vụ Điểm trung bình chung Lãnh đạo quản lý Chuyên gia tư vấn thiết kế Chuyên môn kỹ thuật Trực tiếp sản xuất Sự thành thạo chuyên môn 3,1603 3,1537 3,1051 3,1420 3,1402/5 Khả năng sáng tạo 3,1491 3,2684 3,2131 3,0936 3,1810/5 Khả năng thích ứng trong công việc 3,5051 3,4984 3,4991 3,4065 3,4726/5 Tính linh hoạt trong công việc 3,4203 3,4022 3,4348 3,2994 3,3891/5 Điểm trung bình chung 3,3076/5 3,3306/5 3,3130/5 3,2353/5 3,2966/5

Nguồn: Báo cáo Tổng hợp đề tài cấp Nhà nước KX.01.04/11-15

Việc trang bị cho người lao động những kỹ năng cần thiết sẽ là một phần quan trọng trong nỗ lực của Việt Nam để tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiếp tục quá trình cải cách kinh tế. Dựa trên kinh nghiệm của các nước láng giềng phát triển hơn, Việt Nam cần chuẩn bị cho sự thay đổi của cầu đối với lao động, với nhu cầu

sẽ dịch chuyển từ các công việc chủ yếu là thủ công và đơn giản sang các công việc phi thủ công và đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn, sự dịch chuyển từ các công việc chủ yếu là các thao tác, nhiệm vụ thường quy sang các nhiệm vụ không thường quy và từ các công việc truyền thống sang các công việc hiện đại.

Những công việc hiện đại đòi hỏi nhiều kỹ năng đang trở nên phổ biến hơn trên thị trường lao động Việt Nam và đem lại lợi ích cao hơn. Phần lớn công việc phi nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam là công việc của công nhân (thợ thủ công, thợ máy, và lao động chân tay) và trong ngành dịch vụ, bán hàng. Kỹ thuật viên và cán bộ chuyên môn đã qua đào tạo chỉ chiếm chưa đến một phần tư lực lượng lao động phi nông nghiệp. Bản chất công việc của người lao động Việt Nam đã dần thay đổi từ những nhiệm vụ chủ yếu là thủ công và thường quy (khi người lao động cần phải thực hiện một chức năng thường xuyên) sang các nhiệm vụ mang tính tương tác và phi thủ công với loại hình nhiệm vụ cũng thay đổi thường xuyên. Người lao động làm những công việc này cũng được trả lương cao hơn so với người lao động làm các công việc truyền thống.

Tuy nhiên, người sử dụng lao động ở Việt Nam cũng rất vất vả tìm kiếm người lao động phù hợp cho các công việc hiện đại. Mặc dù thành tựu về đọc, viết và tính toán của người lao động Việt Nam là rất ấn tượng, nhiều công ty Việt Nam vẫn nói rằng khó khăn trong việc tìm kiếm những người lao động có kỹ năng phù hợp là trở ngại đáng kể trong hoạt động của doanh nghiệp. Bằng chứng từ khảo sát STEP 5cho thấy rằng kỹ năng và khả năng sẵn sàng của người lao động là mối quan tâm lớn hơn đối với người sử dụng lao động so với quy định quản lý của thị trường lao động và thuế. Phần lớn người sử dụng lao động nói rằng việc tuyển dụng lao động Việt Nam là một thách thức vì các ứng viên không có kỹ năng phù hợp (“thiếu hụt kỹ năng”), hoặc vì sự khan hiếm người lao động trong một số ngành nghề (“thiếu hụt lao động có tay nghề” trong các ngành cụ thể). Thiếu hụt kỹ năng là một vấn đề nghiêm trọng với các ứng viên tìm kiếm việc làm trong các lĩnh vực kỹ thuật, chuyên môn và quản lý, là những công việc thường đòi hỏi người lao động phải

5

thực hiện các nhiệm vụ có tính chất phân tích, phi thủ công và không phải thường quy. Ngược lại, thiếu hụt lao động có tay nghề, hay là thiếu ứng viên trong một số loại hình công việc cụ thể thì thường xảy ra ở các ngành nghề giản đơn.

3.1.4. Tỷ lệ thất nghiệp

Mặc dù có tình trạng khan hiếm một số loại lao động trình độ cao nhưng thực tế tỷ lệ thất nghiệp của lao động trình độ cao cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp chung (Biểu đồ 3.2).

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ thất nghiệp lao động Việt Nam theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2012

Nguồn: Tính toán từ số liệu Điều tra Lao động – Việc làm năm 2012 của Tổng cục thống kê

Năm 2012, lao động trình độ cao đẳng nghề có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất 12%, lao động có trình độ cao đẳng là 6,0% và trình độ đại học trở lên là 3,2%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp chung chỉ là 2,7%6. Điều này phản ánh sự bất cập của hệ thống giáo dục – đào tạo trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Tỷ lệ di chuyển trên thị trường lao động khá cao, theo số liệu điêu tra Dân số và Nhà ở (2009), tỷ lệ lao động trình độ cao di chuyển chiếm khoảng 11,3% tổng số lao động di chuyển. Trong đó nhóm di chuyển nhiều nhất là lao động có trình độ đại

2.7 2.4 2.6 4.4 4.5 12 6 3.2 0 2 4 6 8 10 12 14 Cả nước Không có CMKT và CNKT không bằng Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Trung cấp chuyên nghiệp Cao đẳng nghề Cao đẳng nghề Đại học trở lên

học, chiếm 71% lao động trình độ cao có xu hướng di chuyển đến những vùng, thành phố và khu vực có thị trường lao động sôi động nhất (thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội7là 2 tỉnh có lượng lao động trình độ cao di chuyển đến nhiều nhất, tương ứng là 67,9% và 19,1%; chủ yếu làm việc ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiêm 36% số lao động di chuyển). Điểm đáng chú ý là đi liền với khả năng di chuyển cao thì mức độ “nhảy việc” nhiều, không an tâm đầu tư phát triển nghề nghiệp lâu dài của một bộ phận lao động trình độ cao.

3.1.5. Đánh giá, so sánh nguồn nhân lực Việt Nam với các nước trong khu vực

3.1.5.1. Tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ văn hóa còn thấp và trình độ kỹ năng còn yếu so với các nước trong khu vực.

Theo báo cáo Năng lực Cạnh tranh toàn cầu năm 2016-2017 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xuất bản: xét trên 138 nước tham gia xếp hạng thì giáo dục đại học, đào tạo nhân lực Việt Nam xếp thứ 83 trong tổng số. Trong các nước ASEAN tham gia xếp hạng chúng ta chỉ đứng trên Campuchia, Lào và Brunei (Myanmar không tham gia xếp hạng).

Bảng 3.4: Xếp hạng chỉ số cạnh tranh về giáo dục đại học, đào tạo nhân lực của lao động Việt Nam so với một số nƣớc trong khu vực

Chỉ số về giáo dục đại học, đào tạo nhân lực

Xếp hạng (so với 138 nước)

Điểm số (Thang điểm 7) 1. Singapore 2 5,93 2. Malayxia 41 4,96 3. Trung Quốc 54 4,64 4. Inđônêxia 58 4,6 5. Thái Lan 62 4,54 6. Philipin 64 4,3 7. Việt Nam 83 4,11 8. Brunei 87 3,8 9. Lào 106 3,40 10. Campuchia 124 2,88

Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF

Bên cạnh đó, báo cáo của WEF cũng chỉ ra rằng trong giáo dục đại học, đào tạo nhân lực, chúng ta yếu nhất về khả năng nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ đào tạo nhân lực của các trường, chất lượng thấp của các trường quản lý và chất lượng thấp của đội ngũ giáo viên. Qua đó có thể thấy, chỉ số giáo dục đại học, đào tạo nhân lực của Việt Nam khá thấp so với thế giới, điều đó thể hiện ở:

(i) So với các nước khác trong khu vực, tỷ lệ người có trình độ giáo dục đại học ở Việt Nam tương đối thấp.

Bảng 3.5: Tỷ lệ lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo từ bậc đại học của một số nƣớc ASEAN 2010-2012 2010 2011 2012 Campuchia - 0,39 - Indonesia 0,71 - - Lào - 1,07 0,95 Mexico 0,92 0,98 - Philipin - - - Thái Lan 1,38 - - Việt Nam 0,54 - 0,79

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Ngân hàng Thế giới World Bank http://databank.worldbank.org/data/home.aspx

Từ năm 2010-2012 tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng đại học ở Việt Nam tăng tương đối nhanh so với các nước trong khu vực từ 0,5% năm 2007 đến năm 2012 là 0,79%, nhưng lực lượng lao động được đào tạo đại học này so với các nước trong khu vực còn khá khiêm tốn. Tỷ lệ người có bằng đại học ở Việt Nam chỉ cao hơn so với Campuchia, trong khi thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực.

(ii) Lực lượng lao động có bằng đại học ở Việt Nam thấp so với khu vực và chất lượng đào tạo đại học Việt Nam chưa cao

Về khả năng nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ đào tạo nhân lực của các trường, Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống giáo dục đại học (bao gồm hệ thống đại học nghiên cứu, hệ thống đại học đại chúng, hệ thống đại học tư, hệ thống đại học công) chuyên nghiệp; Cơ chế quản lý giáo dục đại học chưa mang tính tự chủ cao, các trường đại học chưa thực sự có những tự chủ về nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, về tài chính, về tổ chức nhân sự... Sự quản lý vẫn mang tính áp đặt và cứng nhắc. Hệ thống phát triển kỹ năng của Việt Nam ngày nay không đáp ứng được yêu cầu đáng nhẽ nó phải đáp ứng, và đang phải khắc phục “sự thiếu kết nối” giữa người sử dụng lao động với sinh viên, các trường đại học và các

trường dạy nghề. Các cơ sở giáo dục và trường đại học thường đưa ra những chương trình học và đào tạo các sinh viên tốt nghiệp ra trường với những kỹ năng không phản ánh được đầy đủ nhu cầu của thị trường lao động. Giống như nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam phải chịu hậu quả từ hệ thống thiếu sự kết nối như vậy, đó là chất lượng giáo dục đại học còn thấp, tỷ lệ người tốt nghiệp đại học làm trái ngành nghề cao, nhiều lao động trình độ đại học hiện nay rơi vào tình trạng thất nghiệp

Về chất lượng thấp của đội ngũ giáo viên, trong số các trường đại học và cơ sở giáo dục, hạn chế về năng lực thể hiện dưới hình thức là không đủ cán bộ giảng dạy hoặc người quản lý được đào tạo, giáo án giảng dạy không đầy đủ hoặc chỉ đơn giản là thiếu kiến thức và kinh nghiệm hành động xử lý thông tin. Năng lực chuyên môn của cán bộ giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học còn chưa cao (Phụ lục 2)

Qua số liệu bảng phụ lục 2, ta có thể thấy phần đông giảng viên đại học chỉ có bằng thạc sĩ và bằng cấp chuyên môn đại học và cao đẳng, giảng viên có bằng tiến sĩ đã tăng qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ ít, còn giảng viên được đào tạo chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít.

3.1.5.2. Năng lực đổi mới sáng tạo của nguồn nhân lực Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực.

Theo báo cáo Năng lực Cạnh tranh toàn cầu năm 2016-2017 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xuất bản: chỉ số về sáng kiến, sáng tạo Việt Nam đứng thứ 81 trên 138 nước tham gia xếp hạng (Bảng 3.6).

Bảng 3.6: Xếp hạng chỉ số cạnh tranh về chỉ số về sáng kiến, sáng tạo của lao động Việt Nam so với một số nƣớc trong khu vực 2016 - 2017

Chỉ số về sáng kiến, sáng tạo

Xếp hạng (so với 138 nước)

Điểm số (Thang điểm 7) 1. Singapore 8 5,39 2. Malayxia 25 4,38 3. Inđônêxia 39 3,61 4. Brunei 59 3,31 5.Campuchia 67 3,19 6. Thái Lan 68 3,19 7. Việt Nam 81 3,07 8. Philipin 97 2,97

Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2016-2017, WEF

Trong sáng kiến, sáng tạo, chúng ta rất kém về hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học trong nghiên cứu và triển khai (xếp hạng 84), số bằng sáng chế trên một triệu dân (xếp hạng 97), chất lượng của các tổ chức nghiên cứu khoa học (xếp hạng 87)

Bảng 3.7: Xếp hạng chỉ số cạnh tranh về chỉ số về sáng kiến, sáng tạo của lao động Việt Nam so với một số nƣớc trong khu vực 2014 - 2015

Chỉ số về sáng kiến, sáng tạo

Xếp hạng (so với 144 nước)

Điểm số (Thang điểm 7) 1. Singapore 9 5,18 2. Malayxia 21 4,67 3. Inđônêxia 31 3,93 4. Philipin 52 3,48 5.Thái Lan 67 3,28 6. Việt Nam 87 3,12 7. Campuchia 116 2,79

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức cho nguồn nhân lực việt nam (Trang 59 - 77)