Cộng đồng kinh tế ASEAN ra đời
Những kiến thức cơ bản về Cộng đồng ASEAN Trau dồi trình độ chuyên môn kỹ thuật Nâng cao các kỹ năng mềm Nâng cao khả năng ngoại ngữ Tìm hiểu về văn hóa, luật pháp quốc tế Khác Sinh viên năm nhất 2,3/5 3,6/5 3,1/5 4,7/5 2,5/5 Sinh viên năm hai 2,8/5 4,0/5 2,7/5 4,5/5 3,5/5 Sinh viên năm ba 2,6/5 3,3/5 2,8/5 4,6/5 3,7/5 Sinh viên năm bốn 4,7/5 1,9/5 2,8/5 3,5/5 4,2/5 Sinh viên năm cuối 4,8/5 1,9/5 2,6/5 3,8/5 4,1/5
Từ thực trạng trên, tôi xin rút ra một số kiến nghị để nâng cao sức cạnh tranh của lao động Việt Nam với lao động trong khu vực và lao động quốc tế trước sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN, đó là:
Đưa những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về Cộng đồng ASEAN vào chương trình giáo dục dạy nghề trên cả nước. Xây dựng chương trình với một tỷ lệ thích hợp giữa kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu gắn liền với nhu cầu của các ngành kinh tế và kiến thức hiện đại;
Xây dựng khung trình độ quốc gia về giáo dục và hệ thống văn bằng chứng chỉ tương đương. Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; thành lập trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục; đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đánh giá chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục các cấp; tiếp tục đẩy mạnh công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài đối với một số đơn vị có đủ điều kiện theo quy định;
Thực hiện đề án đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng với phương thức kết hợp đào tạo trong và ngoài nước. Tập trung giao nhiệm vụ cho một số đại học, trường đại học và viện nghiên cứu lớn trong nước đảm nhiệm việc đào tạo tiến sĩ trong nước với sự tham gia của các giáo sư được mời từ những đại học có uy tín trên thế giới;
Hiện nay ngoại ngữ Tiếng Anh đã là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên nhiều trường đại học, đào tạo nghề chưa có những chuẩn ra cho ngoại ngữ được quốc tế công nhận. Các trường đào tạo cần có những yêu cầu về ngoại ngữ hơn nữa để sinh viên sau khi ra trường đạt chuẩn ngoại ngữ quốc tế và là phương tiện để hội nhập lao động quốc tế;
Hơn nữa, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN thành lập, lao động có kỹ năng các nước vào Việt Nam làm việc đồng thời lao động có kỹ năng Việt Nam tự do di cư sang các nước. Khi đó, lao động Việt Nam sẽ làm việc trong một môi trường đa văn hóa, đa sắc tốc. Vì thế hơn bao giờ hết, lao động Việt Nam cần trang bị cho mình những sự hiểu biết về văn hóa, luật pháp quốc tế…;
Đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội. Triển khai tích cực các hợp đồng, thỏa thuận đào tạo, sử dụng nhân lực đã ký kết. Quy định trách nhiệm và cơ chế phù
hợp để mở rộng các hình thức, nội dung liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng nhân lực và nghiên cứu chuyển giao công nghệ; khuyến khích mở các cơ sở giáo dục đại học trong các doanh nghiệp lớn nhằm thực hiện có hiệu quả việc cung cấp nhân lực trực tiếp cho các doanh nghiệp; huy động tối đa sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng và đánh giá chương trình, tổ chức đào tạo, hỗ trợ trong việc bố trí chỗ thực tập và tuyển dụng học sinh, sinh viên tốt nghiệp. Chủ động đào tạo và cung ứng, đáp ứng nhu cầu nhân lực về số lượng, chất lượng theo ngành nghề, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động tại vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, công nghệ cao; chú trọng việc phối hợp, liên kết trong đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp, gắn chặt với nhu cầu ngành, địa phương và toàn xã hội.
Sau khi hoàn thiện chương 3: Một số giải pháp cho nguồn nhân lực Việt Nam khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN, tôi xin đề xuất một số giải pháp, kiến nghị sau:
Về đánh giá nguồn nhân lực Việt Nam trong so sánh với các nước ASEAN, dân số Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, đồng nghĩa với sự tập trung lực lượng lao động trẻ và hùng hậu, đó cũng là cơ hội sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai. Tuy nhiên mặc dù lực lượng lao động Việt Nam đang trong giai đoạn dồi dào về số lượng, nhưng chất lượng lao động Việt Nam so với các nước trong khu vực còn rất hạn chế. Điều đó thể hiện ở: tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ học vấn cao còn thấp và trình độ kĩ năng còn yếu so với các nước trong khu vực, năng lực đổi mới và sáng tạo của lao động Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực, kỹ năng làm việc của lao động Việt Nam còn hạn chế, cơ sở hạ tầng của thị trường lao động Việt Nam còn yếu kém.
Về giải pháp để nâng cao chất lượng nhân lực Việt Nam để hội nhập khu vực và thế giới, tôi xin đề ra ba nhóm giải pháp chính. Một là, không ngừng nâng cao chất lượng trong giáo dục, dạy nghề thông qua các công tác: hoàn thiện chương trình giảng dạy hướng tới đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế, hoàn
thiện công tác đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên trong trường đại học, hoàn thiện mô hình đào tạo lên kết giữa trường và doanh nghiệp. Hai là, đổi mới chính sách sử dụng nhân lực nhằm sử dụng nhân lực có hiệu quả, tạo động lực cho sự phát triển của chính bản thân nguồn nhân lực. Để hoàn thành tốt nhóm giải pháp này, chúng ta cần thông qua các công tác: thực hiện một cách công bằng và minh bạch chính sách tuyển dụng nhân sự, áp dụng chính sách tiền lương một cách phù hợp và hiệu quả để thu hút nguồn nhân lực, sử dụng chính sách đào tạo và phát triển cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội. Thứ ba, đẩy mạnh tăng cường, hợp tác quốc tế tạo điều kiện thuận lợi để nhân lực Việt nam hội nhập tốt với lao động trong khu vực và lao động thế giới. Để hoàn thành tốt nhóm giải pháp này, chúng ta cần đẩy mạnh hợp tác với các nước về giáo dục và dạy nghề và không ngừng xây dựng khung chương trình nhằm đánh giá, bảo đảm chất lượng trong giáo dục và dạy nghề, tiếp cận với chuẩn khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, tôi xin đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh lao động Việt Nam trước xu thế hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN, đó là: tiếp tục hoàn thiện khung chương trình giáo dục, dạy nghề, tập trung vào chỉ đào tạo theo nhu cầu xã hội, đặc biệt nên đưa vào chương trình giảng dạy những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Cộng đồng ASEAN và hơn hết là không ngừng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho nhân lực Việt Nam. Ngoài ra, nhân lực Việt Nam cần trang bị cho bản thân những hiểu biết về văn hóa, luật pháp và thông lệ quốc tế.
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu đề tài “Cộng đồng kinh tế ASEAN – Cơ hội và thách thức cho nguồn nhân lực Việt Nam”, luận văn đi đến một số kết luận chủ yếu như sau:
1. Nhân lực là một nguồn lực kinh tế quan trọng quyết định sự phát triển hay không phát triển của một quốc gia. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu và trước hết là chặng đường hội nhập trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. Để có thể đứng vững trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN mới được thành lập này, Việt Nam hơn bao giờ hết phải chú trọng phát triển nhấn tố con người, nguồn lao động dồi dào, chất lượng để đón đầu xu thế phát triển của Cộng đồng Kinh tế ASEAN
2. Cộng đồng kinh tế ASEAN đã được thành lập vào năm 2015 được đặc trưng bằng một thị trường duy nhất, một cơ sở sản xuất chung với sự tự do di chuyển của hàng hóa, dịch vụ, dòng vốn đầu tư, cũng như sự di chuyển tự do của các lực lượng lao động, nhất là lao động có kĩ năng.
3. Lực lượng lao động Việt Nam dồi dào nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, điều này dẫn đến kỹ năng lao động của lao động Việt Nam được các nhà doanh nghiệp đánh giá không cao.
4. Lực lượng lao động trình độ cao Việt Nam chiếm tỷ trọng thấp so với toàn bộ lưc lượng lao động Việt Nam. Tuy nhiên lực lượng lao động trình độ cao này vẫn có tình trạng làm trái ngành nghề đã được đào tạo, và tỷ lệ thất nghiệp trong lực lượng lao động trình độ cao không phải là nhỏ. Điều này báo động về sự kém hiệu quả trong công tác giáo dục, đào tạo và dạy nghề lao động Việt Nam.
5. So sánh lực lượng lao động Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN, lao động Việt Nam là lực lượng lao động dồi dào, trẻ thể hiện ở cơ cấu dân sô vàng của nước ta dự đoán kéo dài đến năm 2040. Tuy nhiên chất lượng lao động Việt Nam vẫn còn rất hạn chế so với các nước trong khu vực, thể hiện ở : tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ học vấn cao còn thấp và trình độ kĩ năng còn yếu so với các nước trong khu vực, năng lực đổi mới và sáng tạo của lao động Việt Nam rất thấp
so với các nước trong khu vực, kỹ năng làm việc của lao động Việt Nam còn hạn chế, cơ sở hạ tầng của thị trường lao động Việt Nam còn yếu kém.
6. Việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ mở ra không ít cơ hội và thách thức cho lao động Việt Nam: cơ hội rõ nét nhất là giúp nguồn nhân lực Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào sự phân công hợp tác lao động quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài ra sẽ giúp tạo thêm nguồn lực vật chất cho phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm các cơ hội việc làm cho người lao động.
7. Bên cạnh những cơ hội mở ra, Việt Nam cũng phải đối đầu với nhiều thách thức từ sự hình thành liên minh này: áp lực về việc làm cho người lao động, cạnh tranh về lao động trình độ cao sẽ ngày càng gay gắt, yêu cầu về ngoại ngữ, tin học và văn hóa ứng xử công nghiệp, hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế…
8. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, giải pháp chủ động liên quan đến việc chuẩn bị tốt nhất nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đáp ứng được yêu cầu của các vị trí cần tuyển, giúp người sử dụng lao động có thể tuyển được lao động trong nước chủ yếu tập trung vào nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, mở rộng liên kết hợp tác quốc tế, ...
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. ASEAN (2011), Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2012-2014, Ban hành kèm theo Thông tư số 161/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ trưởng Bộ tài chính;
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chiến lược phát triển giáo dục, NXB Giáo dục;
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chiến lược phát triển giáo dục, NXB Giáo dục;
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007-2012), Thống kê giáo dục đào tạo 2007-2012; 5. Bộ Lao động Thương binh xã hội (2007-2012), Số liệu thống kê lao động –
việc làm ở Việt Nam 2007-2012;
6. Diễn đàn kinh tế thế giới (2013), Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 – 2013;
7. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2008), Giáo dục và đào tạo – chìa khóa của sự phát triển, NXB Tài Chính Hà Nội;
8. Đỗ Đức Định (2007), Xây dựng Cộng đồng ASEAN: cơ sở lý luận và thực tiễn, bài tham luận tại Hội thảo: “Xây dựng Cộng đồng ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới” được tổ chức tại Hà Nội, tháng 8/2007;
9. Đỗ Hoài Nam (2006), Đề án chính phủ “Sự tham gia của Việt Nam vào Cộng
đồng kinh tế ASEAN trong định hướng phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế”;
10. Hoàng Thanh Nhàn (2007), FTA song phương của các nước ASEAN và tác
động đến Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng ASEAN (AC), bài
viết trình bày trong Hội thảo quốc tế “Xây dựng một Cộng đồng ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày 7/8/2007;
11. Nguyễn Bá Ngọc và Phạm Minh Thu, Viện Khoa học Lao động và Xã hội,
12. Nguyễn Duy Dũng (2012), ASEAN từ Hiệp hội đến Cộng đồng, những vấn đề
nổi bật và tác động đến Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội;
13. Phan Ngọc Trâm, Đặng Kim Chung (2008), Điều tra lao động việc làm ở Việt
Nam. Đánh giá những cuộc điều tra đã thực hiện và khuyến nghị cho thiết kế cuộc điều tra mới, NXB Lao động – Xã hội;
14. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ
XXI, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội;
15. Thạch Thọ Mộc (2013), Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng và đánh giá đội
ngũ công chức ở nước ta hiện nay, Bài đăng trong kỷ hiếu hội thảo thường
niên quản trị công Việt Nam 2013;
16. Vương Toàn (2008), Về tình trạng thiếu chuyên gia – nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế xã hội, số
33 tháng 9 năm 2008;
17. Quyết định số 2448/QĐ-TTg (2013), Phê duyệt đề án hội nhập quốc tế về giáo
dục và dạy nghề đến năm 2020;
18. Quyết định số 579/QĐ-TTg (2011), Phê duyệt chiến lược phát triển nhân lưc Việt Nam thời kỳ 2011-2020;
19. Tổng cục thống kê (2007-2013), Báo cáo điều tra lao động 2007-2012;
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
20. ADB (2012), Key Indicators for Asia and the Pacific;
21. ADB (2011), Economic trends and Prospects in developing Asia, Viet Nam, Asian Development Outlook 2011 Update: The Future of Growth in Asia;
22. ASEAN (2008), AEC Blueprint;
23. ASEAN (2009), AEC Chartbook 2009;
25. ASEAN Secretariat (3/2012), ASEAN Economic Community Scorecard, Charting Progress Toward Regional Economic Intergration Phase I (2008-2009) and Phase II (2010-2011), Jakarta, Indonesia;
26. David H. Rosenbloom (2010), Public sector human resource management in 2020, Public Administration Review, special issue 12/2010;
TÀI LIỆU TỪ INTERNET
27. Bộ giáo dục đào tạo http://www.moet.gov.vn/?page=9.6
28. Bộ Lao động thương binh xã hội
http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/Trangchu.aspx
29. Cộng đồng ASEAN http://www.asean.org/
30. Hà Văn Hội, Tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động đến thương mại quốc tế Việt Nam, truy cập ngày 14/04/2017,
http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2014/02/1118/5.pdf
31. Phạm Xuân Hùng, Phát triển năng lực đội ngũ giảng viên quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý giáo dục, truy
cập12/04/2017,http://www.vvob.be/vietnam/files/m_10_ths._pham_xuan_hun g_hoc_vien_quan_ly_giao_duc.pdf
32. Ngân hàng Thế giới http://www.worldbank.org/
33. Nguyễn Duy Tuấn, Dương Thùy Linh, Một số kinh nghiệm về thu hút nguồn