CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
2.4. Thách thức khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN với nguồn nhân
2.4.3. Yêu cầu về ngoại ngữ, tin học và văn hóa ứng xử công nghiệp, hiểu
luật pháp và thông lệ quốc tế…
Qua cuộc điều tra khảo sát thực tế với 500 sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, một số điểm yếu mà sinh viên còn gặp phải là về trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ, tin học, khả năng thích ứng nhanh, sự thông hiểu văn hóa, luật pháp quốc tế, tính kỷ luật. Tác giả xin tổng hợp lại qua bảng cho điểm của sinh viên sau:
Bảng 2.1: Đánh giá yếu điểm của 500 sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Yếu điểm Điểm
(độ hạn chế)
Trình độ chuyên môn kỹ thuật 2,5/7
Kỹ năng mềm (kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,
kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch, quản lý thời gian…) 4,6/7
Khả năng ngoại ngữ 5,7/7
Khả năng thích ứng nhanh 3,9/7
Sự thông hiểu văn hóa, pháp luật quốc tế 6,1/7
Tính kỷ luật 4,7/7
Nguồn: Khảo sát thực tế
Bảng số liệu trên phần nào cho thấy sinh viên Việt Nam yếu nhất về sự thông hiểu văn hóa, pháp luật quốc tế và khả năng ngoại ngữ. Hai hạn chế này cũng chính là hai rào cản lớn nhất để lao động Việt Nam có thể hội nhập với lao động ASEAN nói riêng hay lao động thế giới nói chung. Bên cạnh đó cũng phải kể đến những hạn chế về kỹ năng mềm (4,6/7 điểm) và tính kỷ luật (4,7/7 điểm).
Ngoài việc phải nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, mức độ lành nghề thì các yêu cầu khác về chất lượng nguồn nhân lực đang được đặt ra như những thách thức mới. Đó là yêu cầu về ngoại ngữ, tin học, tác phong và văn hoá ứng xử công nghiệp, hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế…
Hiện nay, một bộ phận nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang trực tiếp làm việc trong môi trường đa văn hóa, đa sắc tộc, đa tín ngưỡng. Một doanh nghiệp có nhiều lao động ở các quốc tịch khác nhau thì sự khác biệt về văn hóa, lối sống, quan niệm, tín ngưỡng sẽ tạo những khó khăn cho lao động Việt Nam. Các công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài được đầu tư ngày càng nhiều vào các lĩnh vực. Vì vậy, tác phong làm việc, văn hóa doanh nghiệp… của các nước sẽ được đưa vào Việt Nam. Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao của ta phải nhanh chóng học tập những cái mới, cái ưu việt, nhưng cũng cần phải biết loại bỏ những yếu tố không phù hợp và đi ngược lại với đạo đức và văn hóa Việt Nam.