cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trước hết khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được hiện thực hóa, sự phát triển về công nghệ, thiết bị sản xuất cùng với các hoạt động trao đổi chuyên gia giữa các nước với Việt Nam sẽ làm cho trình độ chuyên môn kỹ thuật, khoa học công nghệ tăng lên, tạo động lực to lớn cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chiếm lĩnh, làm chủ công nghệ và thiết bị tiên tiến trên thế giới.
AEC ra đời vào năm 2015, trong lĩnh vực thu hút đầu tư, Việt Nam đã thực hiện các cam kết tự do hóa đầu tư trong Cộng đồng kinh tế ASEAN: cải cách chính
Nhiều cơ hội việc làm tốt hơn
Tiếp nhận nhiều thành tựu của các nước phát triển hơn trong
khu vực: công nghệ, trình độ khoa học kỹ thuật, cơ chế quản lý Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm,
kỹ năng của nhiều lao động có trình độ cao rong khu vực và trên thế giới Làm việc trong môi trường quốc
tế năng động, chuyên nghiệp
sách đầu tư trong nước, cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn hơn… Những nhân tố này đã giúp Việt Nam thu hút được nhiều nguồn vốn FDI, không chỉ từ các nhà đầu tư trong nước mà còn cả các nhà đầu tư nước ngoài.
Khi các dự án FDI đầu tư ngày càng nhiều vào các ngành kinh tế, sẽ kéo theo đó là dòng vốn, công nghệ và nhân lực trình độ cao vào trong Việt Nam. Lúc này, nhân lực chất lượng cao sẽ tham gia trực tiếp vào các doanh nghiệp FDI dưới nhiều vai trò khác nhau như: cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật… Đồng thời các chuyên gia nước ngoài cũng tham gia trực tiếp vào nền kinh tế. Các hoạt động đầu tư nước ngoài không chỉ kéo theo nguồn vốn đầu tư tăng lên, công nghệ đổi mới, mà còn theo đó là cơ hội dược học tập, nghiên cứu, trao đổi và hợp tác quốc tế. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân trong nước được tiếp cận với công nghệ mới, cách thức điều hành quản lý mới, được trực tếp tham gia vào các dự án lớn có tính quốc tế. Qua đó, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, tay nghề và ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động. Quá trình phân công và hợp tác quốc tế về lao động sẽ tạo cơ hội nâng cao chất lượng nhân lực, đặc biệt lao động có trình độ cao.
Hơn nữa, thông qua quá trình cạnh tranh, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nếu không muốn tụt hậu.