Ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức cho nguồn nhân lực việt nam (Trang 44 - 46)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Thứ nhất, lợi ích từ sự gia tăng việc làm sẽ “phân bổ” không đồng đều và khoảng cách giữa người giàu và người nghèo có thể ngày càng tăng, cũng như khả năng tìm việc của phụ nữ sẽ thấp hơn nam giới. Trong khi đó, một số chuyên gia cảnh báo việc thành lập khối thị trường chung này sẽ làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng, trong lúc các nước khu vực vẫn bị chỉ trích là chưa hợp tác hiệu quả. Với lực lượng lao động của toàn khối lên đến 300 triệu người, cạnh tranh về việc làm được dự báo sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Số lượng việc làm của từng quốc gia có thể tăng lên nhưng chưa chắc người lao động tại chính quốc gia đó đã được hưởng nếu như họ không đáp ứng được yêu cầu của giới chủ sử dụng lao động.

Thứ hai, lao động không có kỹ năng sẽ không được di chuyển tự do, cho nên quy định về di chuyển tự do lao động có kỹ năng giữa các nước ASEAN tạo ra một phân khúc thị trường lao động khá hẹp và có sự sàng lọc đáng kể đối với lao động di chuyển. Với quy định này, lao động thiếu kỹ năng ít có cơ hội tìm việc làm ở các nước ASEAN và đây là áp lực buộc phải đổi mới quá trình đào tạo tay nghề, trang bị kỹ năng cũng như đổi mới hệ thống giáo dục, đào tạo theo đúng yêu cầu của thị trường lao động ASEAN. Trong dài hạn, chắc chắn có sự chuyển dịch lớn trong cơ cấu lực lượng lao động, đặc biệt là khả năng tăng tỷ trọng lao động qua đào tạo của các nước ASEAN.

Lao động kỹ năng thấp đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của Việt Nam khiến Việt Nam không dễ thoát khỏi việc trở thành “đại công xưởng” gia công. Điều này đồng nghĩa Việt Nam có thể yếu thế cạnh tranh so với các đối thủ trong nội khối về lao động có trình độ kỹ năng ở mức trung bình. Lao động Việt Nam vẫn còn những điểm yếu và khoảng trống trong các kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc, các kỹ năng nhận thức như giải quyết vấn đề và tư duy phản biện, và các kỹ năng cốt lõi như làm việc theo nhóm và giao tiếp. Sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và thái độ cũng như tâm lý để sẵn sàng di chuyển sang làm việc tại các nước

ASEAN của lao động Việt Nam chưa cao. Các chuyên gia của ngân hàng thế giới (WB) cho thấy sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, thái độ và tâm lý để sẵn sàng di chuyển sang làm việc ở các nước ASEAN của lao động Việt Nam là chưa cao. Chỉ xét về khía cạnh ngoại ngữ, rất ít lao động Việt Nam, kể cả ở các thành phố lớn không học ngôn ngữ của các nước ASEAN như: Thái Lan, Lào, Indonesia, Myanma,… (vì khả năng sử dụng tiếng Anh của các ứng viên Việt Nam có điểm trung bình là 5.78 (thang điểm từ 0-9) thuộc nhóm trung bình thấp, đứng sau Malaysia (6.64), Philippines (6.53), Indonesia (5.79)). nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm thấp, chủ yếu từ nền nông nghiệp khép kín và hội nhập sau, nền năng lực hội nhập và cạnh tranh của lực lượng lao động còn kém. Cung cách tuyển dụng, quản lý và đãi ngộ lao động, nhất là lao động nước ngoài, của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu và thiếu kinh nghiệm nên chưa tận dụng được những cơ hội và hạn chế được những thách thức từ cải cách, mở cửa. Nếu chất lượng lao động, việc tuân thủ kỷ luật lao động và tác phong làm việc của người lao động không được cải thiện, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tiếp tục làm gia công cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cạnh tranh căng thẳng với lao động nước ngoài ở mọi vị trí, trong khi các việc làm có giá trị gia tăng cao ở trong nước rơi vào tay người nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức cho nguồn nhân lực việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)