Môi trường chính trị
Đây có thể được coi là một nhân tố ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động của NHTM, trong đó có hoạt động TTQT. Sự ổn định về mặt chính trị xã hội của trong nước và nước ngoài có sự ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động TTQT. Ví dụ như nếu nước của nhà xuất khẩu có chiến tranh, bạo loạn hay đảo chính thì nhà xuất khẩu không thể giao hàng đúng thời gian quy định, hay nếu quốc gia của nhà nhập khẩu có biến cố xảy ra thì
việc thanh toán cho người thụ hưởng có thể bị chậm trễ, gây ảnh hưởng tới hoạt động của nhà xuất khẩu. Bên cạnh đó, uy tín của các ngân hàng tại các nước chính trị bất ổn cũng không cao, lượng giao dịch cũng vì đó mà không lớn khiến hiệu quả hoạt động TTQT giảm sút.
Môi trường kinh tế
Một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn tới hoạt động TTQT của ngân hàng là tình hình phát triển kinh tế trong nước nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Một nước có nền kinh tế phát triển và ổn định luôn tạo được uy tín và vị thế với các quốc gia khác, hoạt động thương mại quốc tế sẽ diễn ra suôn sẻ và thuận tiện hơn. Từ đó, hoạt động TTQT sẽ được nâng cao cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Ngược lại, khi có khủng hoảng kinh tế xảy ra, hoạt động thanh toán sẽ gặp phải những bất lợi do việc chi trả và hoàn thành nghĩa vụ của mỗi bên khó có thể thực hiện.
Đối với các doanh nghiệp, khi nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn một cách dễ dàng hơn để đầu tư sản xuất, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Nền kinh tế ổn định cũng giúp hoạt động của các doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, năng lực tài chính được nâng cao, giúp việc thanh toán cho đối tác được thuận lợi hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế khủng hoảng, khả năng thanh toán của các doanh nghiệp khó khăn khiến uy tín trên thị trường giảm sút.
Môi trường pháp lý - tự nhiên
Môi trường pháp lý tác động khá lớn tới chất lượng hoạt động TTQT. Hệ thống pháp luật được xây dựng chặt chẽ và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTQT phát triển. Mặt khác, khi các văn bản pháp luật chưa được hoàn thiện, thường xuyên phải sửa chữa và bổ sung sẽ tạo áp lực và khiến cho các bên tham gia khó thực hiện được nghĩa vụ của mình. Hoạt động TTQT không những chịu sự chi phối của luật pháp trong nước, luật pháp nước sở tại mà còn chịu sự chi phối của các chuẩn mực, quy tắc và thông lệ quốc tế như UCP, ISBP, URDG… nên mọi NHTM đều phải am hiểu tất cả các thông lệ và luật pháp riêng cả mỗi quốc gia để tránh rủi ro cho khách hàng và chính ngân hàng.
Hoạt động TTQT cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ môi trường tự nhiên, xã hội. Khi xảy ra những rủi ro bất khả kháng như chiến tranh, thiên tai, hoả hoạn, ... các bên sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình và điều này tác động trực tiếp tới hoạt động thanh toán giữa các bên tham gia.
Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Chính sách kinh tế vĩ mô đóng vai trò quyết định với với hoạt động trong nền kinh tế nói chung, lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, thanh toán xuất nhập khẩu của NHTM nói riêng. Chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm chính sách về kinh tế tài chính, chính sách kinh tế đối ngoại… Nếu Chính phủ thay đổi một trong số các chính sách này thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp và các NHTM cũng chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp.
Đầu tiên phải kể đến chính sách kinh tế đối ngoại. Bất kỳ một định hướng chiến lược nào trong chính sách kinh tế đối ngoại như bảo hộ hay tự do hóa mậu dịch, đều ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, sau khi tiến hành mở cửa nền kinh tế, hoạt động XNK đã được mở rộng và đạt được những thành tựu to lớn, tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động TTQT.
Thứ hai là chính sách quản lý ngoại hối của quốc gia. Đây là chính sách nhằm quản lý và kiểm soát các luồng vận động của ngoại hối từ nước ngoài vào và từ trong nước ra, và các quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Nó có vai trò quan trọng trong việc ổn định giá trị tiền tệ trong thanh toán. Chính sách quản lý ngoại hối nếu phù hợp với cung, cầu trên thị trường sẽ giúp cho các ngân hàng trong việc cân đối ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu TTQT. Bên cạnh đó, sự biến động của tỉ giá hối đoái có thể khuyến khích hay hạn chế XNK, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương của một nước, dẫn đến hoạt động TTQT của NHTM biến đổi theo.
Ngoài ra, các chính sách lãi suất, chính sách tiền tệ cũng các tác động lớn tới hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
Yếu tố khách hàng
thức, kinh nghiệm… của những người kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu người xuất nhập khẩu am hiểu thị trường mà mình định mua và bán hàng hóa, có kiến thức sâu rộng về nghiệp vụ xuất nhập khẩu thì sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình tốt, không gặp rủi ro. Tuy nhiên, nếu khách hàng thiếu thông tin thương mại, chưa nắm chắc đối tác kinh doanh của mình trên thị trường quốc tế, thiếu kinh nghiệm và hạn chế về trình độ sẽ dẫn đến rủi ro trong quá trình thanh toán như là: không được thanh toán tiền đối với nhà xuất khẩu, bị lừa đảo chuyển tiền và mất tiền đối với nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc khách hàng không coi trong tư vấn của ngân hàng cũng có thể gây tốn kém về thời gian và chi phí.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT