Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 77 - 81)

Thứ nhất, cần hoàn thiện về hệ thống văn bản pháp lý bởi vì hệ thống pháp lý chặt chẽ là cơ sở để giải quyết các tranh chấp nảy sinh và ngăn ngừa các sai phạm trong thanh toán. Do vậy Ngân hàng nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp lý đầy đủ và chặt chẽ, thể lệ và chế độ đồng bộ, tạo cơ sở vững chắc để tổ chức nghiệp vụ thanh toán đồng thời triển khai đồng bộ, kịp thời các văn bản pháp quy ban hành.

Hiện nay, văn bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành có liên quan trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ là Thông tư số 25/2014/TT-NHNN ngày 15/9/2014 hướng dẫn thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh. Thông tư này được ban hành thay thế một phần Thông tư 09/2004/TT-NHNN nhằm giải thích thêm một số vấn đề liên quan đến việc xác định mốc để tính thời hạn trả nợ cũng như việc đăng kí đối với các khoản nợ ngắn hạn bị quá hạn… Theo đó, đối với các khoản vay ngắn hạn bị quá hạn, doanh nghiệp cũng phải đăng kí vay và trả nợ vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước. Do vậy, đối với các hợp đồng ngoại thương trong đó quy định thời hạn thanh toán là dưới 1 năm nhưng tính đến thời điểm thực hiện thanh toán đã quá 1 năm (là các khoản vay ngắn hạn bị quá hạn) thì khi thực hiện thanh toán tiền hàng cho đối tác của mình, các doanh nghiệp cần phải đăng kí với Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, khi ban hành, thông tư trên còn có một số điểm cần làm rõ như sau:

Thông tư quy định chưa rõ ràng về việc các khoản vay ngắn hạn bị quá hạn nào phải đăng kí với Ngân hàng Nhà nước gây ra nhầm lẫn cho ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khi mà họ không biết các khoản thanh toán có phải đăng kí hay không. Và để làm rõ điều này, ngày 14/2/2015, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành ra công văn 1028 hướng dẫn thực hiện thông tư 25 làm rõ khoản 1 điều 22 “Các khoản vay nước ngoài của Bên đi vay thực hiện trước khi thông tư có hiệu lực, được tiếp tục thực hiện theo văn bản xác nhận đăng kí, xác nhận đăng kí thay đổi (nếu có) của Ngân hàng Nhà nước”. Theo đó, các khoản vay ngắn hạn còn dư nợ và phát sinh trước ngày hiệu lực của thông tư (1/11/2014) nếu không có thỏa thuận gia hạn thành trung và dài hạn thì sẽ vẫn thực hiện theo như thông tư cũ, tức là khoản ngắn hạn bị quá hạn không phải đăng

ký vay nợ nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước. Tuy đã được làm rõ nhưng việc quy định không rõ ràng ngay từ khi ban hành thông tư khiến hoạt động của các doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn nhất là trong việc thanh toán tiền hàng khi mà các ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải đăng kí khoản vay với Ngân hàng Nhà nước. Bởi vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có quy định rõ ràng khi ban hành quy định, thông tư để tránh gây khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng.

Thông tư chưa có quy định về ngày rút vốn đối với các loại hình cung ứng dịch vụ. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét để bổ sung đối với loại hình này.

Thứ hai, quản lý, điều hành tốt các chính sách tỉ giá đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp XNK. Sự thay đổi của chính sách tỉ giá có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp XNK do nó có tác động đến tình hình XNK hàng hóa và sự cạnh tranh hàng hóa giữa các nước với nhau trên thị trường thế giới. Ngân hàng nhà nước cần điều hành chính sách tỉ giá sao cho ổn định để tránh gây xáo trộn trong hoạt động của các doanh nghiệp.

Thứ ba, điều hành tốt chính sách tiền tệ. Hiệu quả hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ chịu sự ảnh hưởng của chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp XNK. Do vậy, cần tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong chính sách tiền tệ để khuyến khích và thúc đẩy hoạt động XNK. Thời gian vừa qua, áp lực giảm giá mạnh của đồng euro, đồng yên và nhân dân tệ so với USD đã tác động tới lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước cần điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn xuống dưới mức trần 7% như hiện nay; đồng thời tăng hạn mức tín dụng và thời gian cho vay để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được vốn vay.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, luận văn rút ra một số kết luận như sau:

Một là, hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và nâng cao uy tín của ngân hàng, đảm bảo ngân hàng thực hiện đầy đủ chức năng trung gian tài chính của mình, Bởi vậy, việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế có thể đưa vào danh sách mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng nói chung và cả nền kinh tế nói chung.

Hai là, quá trình phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại LienvietPostBank phải trải qua giai đoạn dài, với nhiều khó khăn, tuy nhiên chỉ cần bám sát vào những tồn tại và hạn chế đã nghiên cứu để xây dựng những biện pháp khắc phục hợp lý thì sẽ đạt hiệu quả cao.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau: - Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức nghiệp vụ thanh toán quốc tế; - Đẩy mạnh công tác marketing trong hoạt động thanh toán quốc tế; - Nâng cao uy tín, mở rộng quan hệ đại lý của ngân hàng;

- Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế;

- Đầu tư phát triển công nghệ;

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động thanh toán quốc tế; - Đẩy mạnh công tác tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Với một số giải pháp này, tác giả hi vọng rằng khi chúng được vận dụng vào thực tiễn sẽ góp phần giúp hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt ngày càng phát triển, đem lại lợi nhuận và là một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của ngân hàng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Minh Anh, Hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng Hà Nội, 2014.

2. Tô Ngọc Hưng, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2009.

3. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Cẩm nang thanh toán quốc tế & Tài trợ thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014.

4. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014.

5. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại, Tạp chí kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, 2004.

6. PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Thảo, Giáo trình Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội, 2009.

7. GS Đinh Xuân Trình, Thanh toán quốc tế trong ngoại thương và Tài trợ thương mại quốc tế, NXB Thống kế, Hà Nội, 2012.

8. Phòng Thương mại quốc tế, Quy tắc và thực hành thống nhất về thư tín dụng, UCP số 600, Hà Nội, 2007.

9. Phòng Thương mại quốc tế, Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng, ISBP số 745, Hà Nội, 2013.

10.Phòng Thương mại quốc tế, Tập quán Thư tín dụng dự phòng, ISP số 98, Hà Nội, 1998.

11.Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt, Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế năm 2012 – 2016, Hà Nội, 2012-2016.

12.Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt, Báo cáo thường niên năm 2012 – 2015, Hà Nội, 2012-2015.

13.Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt, Quy định 722/2012/QĐ-LienVietPostBank, Hà Nội, 2012.

Tài liệu tham khảo từ Internet:

14.Đại học Duy Tân (2017), Nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế, tại địa chỉ: http://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/2071/nhan-to-anh-huong-

den-thanh-toan-quoc-te, truy cập vào ngày 24/02/2017.

15.Hoàng Đức Vinh (2017), Sự cần thiết của hoạt động thanh toán quốc tế qua ngân hàng, tại địa chỉ: https://voer.edu.vn/m/su-can-thiet-cua-hoat-dong-thanh-toan-

quoc-te-qua-ngan-hang/c2f35dac, truy cập ngày 18/03/2017.

16.https://sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)