Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 36 - 49)

2.2.1.1. Kết quả chung về hoạt động thanh toán quốc tế

Nhìn chung về hoạt động thanh toán quốc tế, tính đến hết năm 2016, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã thực hiện thanh toán với tổng số 135 các loại ngoại tệ, thiết lập được quan hệ đại lý với hơn 482 ngân hàng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, ngân hàng còn thiết lập được quan hệ hạn mức với các ngân hàng trong và ngoài nước để hợp tác về các sản phẩm thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại cung cấp đến khách hàng (Well Fargo, JPMorgan Chase, ICBC China, Vietcombank, BIDV, Vietinbank).

toán quốc tế xuất sắc” do Ngân hàng Wells Fargo của Mỹ trao tặng. Đặc biệt, Ngày 21/5/2015, tại Hà Nội, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) được Ngân hàng Wells Fargo – một trong bốn ngân hàng lớn nhất của Mỹ trao tặng giải thưởng dành cho ngân hàng có thành tích nổi bật trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động thanh toán quốc tế (Technology & Innovation Outstanding On-line Self Service Award). Giải thưởng được lựa chọn bởi một Hội đồng độc lập tại Mỹ, trên cơ sở rà soát hệ thống dịch vụ thanh toán toàn cầu (Global Payment Services) đối với các ngân hàng đại lý đang sử dụng dịch vụ của Wells Fargo trên toàn cầu. Đây là lần đầu tiên các Ngân hàng tại thị trường Việt nam đạt giải thưởng này, và LienVietPostBank vinh dự là 1 trong 2 ngân hàng được trao tặng. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn tiếp tục mở rộng tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Bảng 2.2. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu

Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiêu

Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền Số tiền ↑↓ (%) Số tiền ↑↓ (%) Số tiền ↑↓ (%) Số tiền ↑↓ (%) Doanh số thanh toán nhập khẩu 347.89 296.79 -14.69 534.85 80.21 550.16 2.86 391.96 -28.76 Doanh số thanh

toán xuất khẩu 240.1 207.82 -13.44 346.62 66.79 450.96 30.1 370.07 -17.94

Tổng doanh số 587.99 504.61 -14.18 881.47 74.68 1001.12 13.57 762.03 -23.88

(Nguồn:Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt năm 2012 –2016)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, doanh số thanh toán nhập khẩu biến động không ổn định từ năm 2012 đến 2016. Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2013 chứng kiến sự suy giảm về doanh số thanh toán xuất nhập khẩu do tuy thu hút được thêm nhiều khách hàng mới nhưng trị giá thanh toán xuất khẩu lại không lớn. Trong khi đó, các khách hàng cũ thì trị giá thanh toán giảm đi hoặc là mất đi một số khách hàng lớn, đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Từ năm 2013 đến năm 2014, doanh số thanh toán quốc tế tăng mạnh do ngân hàng đã đưa ra được thêm các sản phẩm mới và các chính sách ưu đãi về

phí thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế. Lượng khách hàng mới và cũ này được duy trì qua năm 2015 với lượng giao dịch khá ổn định nên doanh số TTQT vẫn tiếp tục trên đà tăng trưởng. Tính đến hết năm 2016, doanh số TTQT sụt giảm cả về xuất khẩu và nhập khẩu vì lí do lãi suất nên một số khách hàng đã không còn giao dịch với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nữa mà chuyển qua các ngân hàng lớn khác với lãi suất cạnh tranh hơn như Vietcombank, BIDV,…

Đơn vị: triệu USD

Biểu đồ 2.1. Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế

(Nguồn:Báo cáo hoạt động TTQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt năm 2013-2016)

2.2.1.2. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế theo các chỉ tiêu - Doanh số và số món

Bảng 2.3. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo số món

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số món Doanh số (ngàn USD) Số món Doanh số (ngàn USD) Số món Doanh số (ngàn USD) Số món Doanh số (ngàn USD) Nhập khẩu 3,543 296,793.05 4,743 534,846.64 5,165 550,156.07 4,628 391,959.44 Xuất khẩu 2,527 207,817.49 2,853 346,624.21 2,520 450,996.33 2,400 370,069.96 Tổng cộng 6,070 504,610.54 7,596 881,470.85 7,685 1,001,152.40 7,028 762,029.40

(Nguồn:Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt năm 2012 –2016)

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng trưởng khá đều đặn trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015. Năm 2014, hoạt động TTQT tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nhập khẩu, với việc số món tăng mạnh 34% so với năm 2013 và doanh số nhập khẩu tăng đến 80%. Như để lấy lại sự cân bằng, năm 2015, các giao dịch TTQT lại hướng đến phát triển ở lĩnh vực xuất khẩu bằng việc doanh số và số món tăng đáng kể, chứng tỏ sự nỗ lực của P.TTQT trong việc lôi kéo khách hàng xuất khẩu và áp dụng các chính sách ưu đãi của ngân hàng về tỉ giá, lãi suất chiết khấu.

Đơn vị: triệu USD

Biểu đồ 2.2. Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế theo số món

(Nguồn:Báo cáo hoạt động TTQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt năm 2013-2016)

- Số lượng ngân hàng đại lý

Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016, số lượng ngân hàng đại lý Ngân hàng Bưu điện thiết lập được liên tục tăng, mặc dù không ổn định với tốc độ chậm dần.

Đơn vị: ngân hàng

Biểu đồ 2.3. Số lượng ngân hàng đại lý

(Nguồn:Báo cáo hoạt động TTQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt năm 2013-2016)

Việc thiết lập quan hệ đại lý là vô cùng cần thiết để phát triển hoạt động TTQT của một ngân hàng. Với mạng lưới quan hệ đại lý rộng lớn, ngân hàng có thể đánh giá đối tác nước ngoài của khách hàng, hoặc đánh giá độ tin cậy của giao dịch một cách nhanh chóng và chuẩn xác. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, các ngân hàng TMCP ra đời ngày càng nhiều và cạnh tranh gay gắt, dẫn đến việc các ngân hàng lớn trên toàn thế giới ngày càng thắt chặt trong việc thiết lập quan hệ đại lý. Vì vậy, việc số lượng ngân hàng đại lý của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt vẫn liên tục tăng qua các năm chứng tỏ sự nỗ lực không ngừng của P.TTQT trong việc thiết lập quan hệ đối với các ngân hàng trên thế giới để mở rộng mạng lưới hoạt động.

- Doanh số thanh toán quốc tế theo chỉ tiêu nhập khẩu

Bảng 2.4. Doanh số thanh toán nhập khẩu

Đơn vị: triệu USD

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Phát hành LC nhập 202.65 132.67 153.21 152.75 123.93 Phát hành standby LC 0.00 0.00 1.59 0.00 0.26

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Thanh toán nhờ thu nhập 11.25 13.04 17.21 25.75 17.92 Chuyển tiền đi 133.98 151.09 362.83 371.66 249.85

(Nguồn:Báo cáo hoạt động TTQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt năm 2012 – 2016

Đơn vị: %

Biểu đồ 2.4. Tỉ trọng các giao dịch TTQT nhập khẩu

(Nguồn:Báo cáo hoạt động TTQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt năm 2012-2016)

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy doanh số chuyển tiền đi ngày càng tăng và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh số TTQT nhập khẩu. Đặc biệt năm 2014 đánh dấu sự tăng vọt về doanh số chuyển tiền đi (tăng đến 240.1% so với năm 2013) với sự thành công của chương trình ưu đãi “Miễn 100% phí du học” triển khai trong 6 tháng cuối năm, khi mà số lượng và doanh số chuyển tiền tăng mạnh đi kèm với việc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã được biết đến rộng rãi hơn.

Xếp ngay sau doanh số chuyển tiền đi, cũng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh số nhập khẩu là doanh số phát hành L/C nhập khẩu. Số lượng L/C mở qua Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt từ năm 2012 – 2013 tăng đáng kể tuy nhiên doanh số hầu như là giảm qua các năm. Lí do là vì trong năm 2012, LienVietPostBank có mở 2 L/C của dự án ODA của Ban Quản lý dự án Mông Dương (mỗi L/C trị giá khoảng 70 triệu

USD) khiến tổng trị giá L/C mở trong năm đó khá cao mặc dù các cán bộ TTQT đã rất nỗ lực trong việc thu hút khách hàng, tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình để tăng số món LC phát hành. Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, số lượng L/C mở qua ngân hàng giảm đáng kể kéo theo doanh số cũng giảm dần. Nguyên nhân chính là do từ năm 2014, LienVietPostBank thắt chặt các chính sách về tín dụng, đặc biệt việc phê duyệt tập trung các hồ sơ vay vốn trên Hội sở khiến việc tiếp cần nguồn vốn vay của các doanh nghiệp XNK khó khăn hơn rất nhiều. Quy trình thủ tục để mở một L/C cũng phức tạp hơn so với các năm trước nên một số khách hàng đã tìm đến các ngân hàng khác để mở L/C. Tuy nhiên trong năm 2016, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã đàm phán thành công để trở thành một trong số ít các ngân hàng TMCP ở Việt Nam phát hành trực tiếp LC xăng dầu đến thị trường Hàn Quốc và Singapore, thay vì phát hành thông qua ngân hàng uy tín khác như Vietcombank, BIDV. Xăng dầu là một mặt hàng rất nhạy cảm, có tính đặc thù và giá trị giao dịch rất lớn (hàng triệu USD). Vì vậy, việc ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt phát hành trực tiếp được các LC này đã khẳng định vị thế và uy tín không ngừng nâng cao của LienVietPostBank trên thị trường quốc tế.

- Doanh số thanh toán quốc tế theo chỉ tiêu xuất khẩu

Hoạt động thanh toán hàng hóa xuất khẩu tuy chưa thật đều đặn, an toàn và hiệu quả song đã góp phần vào sự tăng trưởng của hoạt động thanh toán quốc tế nói chung của ngân hàng. Lượng khách hàng xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu qua ngân hàng chưa cao. Nguyên nhân là do khách hàng vẫn chưa tin tưởng sử dụng các sản phẩm hàng xuất của LienVietPostBank mà thường có thói quen giao dịch qua ngân hàng Ngoại thương vì ngân hàng này có truyền thống trong hoạt động XNK. Để hiểu thêm về hoạt động TTQT xuất khẩu, ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2.5. Doanh số thanh toán xuất khẩu

Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số

món Doanh số mónSố Doanhsố mónSố Doanhsố mónSố Doanhsố

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số

món Doanh số mónSố Doanhsố mónSố Doanhsố mónSố Doanhsố

xuất Thanh toán nhờ thu xuất 224 47.55 217 58.22 285 85.64 293 24.18 Thanh toán NTX CAD 0 0.00 14 9.48 6 6.22 2 0.03 Chuyển tiền đến 1974 123.23 2268 166.35 1746 259.77 1791 313.53

(Nguồn:Báo cáo hoạt động TTQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt năm 2013 – 2016)

Cũng như doanh số nhập khẩu, doanh số xuất khẩu cũng tăng từ năm 2013 đến hết năm 2015, và giảm vào năm 2016. Mặc dù số món có xu hướng tăng, nhưng giá trị từng món thanh toán không lớn nên doanh số cũng giảm dần.

Đơn vị: triệu USD

Biểu đồ 2.5. Doanh số các giao dịch TTQT xuất khẩu

(Nguồn:Báo cáo hoạt động TTQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt năm 2013-2016)

Trong giai đoạn từ năm 2013-2016, nhờ việc cải thiện và củng cố uy tín của ngân hàng trên thị trường quốc tế, số lượng LC xuất khẩu thông báo qua LienVietPostBank liên tục tăng. Tuy nhiên, khách hàng chỉ nhận LC mà không xuất trình chứng từ tại

LienVietPostBank vì lí do lãi suất ưu đãi xuất khẩu không cạnh tranh bằng các ngân hàng khác, đồng thời việc chuyển đổi hình thức giải ngân sang tập trung trên Hội sở cũng khiến việc cấp tín dụng cho khách hàng chặt chẽ hơn khiến khách hàng gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay nên không giữ chân được khách hàng. Đặc biệt trong năm 2014, 2015 với sự xuất hiện của khách hàng lớn như Công ty Nikel Bản Phúc, Công ty TNHH Thương mại quốc tế Việt Tiến xuất trình những bộ chứng từ trị giá vài triệu USD/tháng khiến doanh số thanh toán LC xuất cao và duy trì ổn định. Bước sang năm 2016, Công ty Nikel Bản Phúc đã không còn giao dịch tại LienVietPostBank, lượng giao dịch của Công ty TNHH Thương mại quốc tế Việt Tiến giảm rõ rệt kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng trong doanh số thanh toán LC xuất (giảm tới 300%).

Tương tự như doanh số thanh toán LC xuất, doanh số thanh toán nhờ thu xuất cũng tăng trong giai đoạn 2013-2015 và giảm mạnh đến hết năm 2016. Lý do chung vẫn là lãi suất ưu đãi trong gói tài trợ thương mại xuất khẩu của LienVietPostBank không còn duy trì, không có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng TMCP khác. Mặc dù năm 2013, LienVietPostBank đã đưa ra sản phẩm nhờ thu CAD xuất khẩu với nhiều tiện ích trong thanh toán nhưng cũng không thu hút được nhiều khách hàng.

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy doanh số chuyển tiền đến luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số thanh toán xuất khẩu và có mức tăng khá ổn định, cụ thể trong giai đoạn 2013-2015, tăng trưởng khoảng 50%/năm, năm 2016 tăng khoảng 20% so với năm 2015. Việc sụt giảm năm 2016 này liên quan đến việc thắt chặt trong việc thi hành Pháp lệnh ngoại hối và các thông tư liên quan, LienVietPostBank cũng phải quản lý chặt chẽ các khoản tiền về từ nước ngoài, nhằm giảm thiểu các trường hợp các khách hàng thực hiện rửa tiền thông qua các giao dịch thương mại quốc tế.

- Doanh thu TTQT

Một chỉ tiêu khác được sử dụng để đánh giá hoạt động TTQT là tỷ lệ tăng trưởng hằng năm về doanh thu của hoạt động TTQT. Điều đó được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Đơn vị: triệu đồng

Biểu đồ 2.6. Doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế

(Nguồn:Báo cáo hoạt động TTQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt năm 2013-2016)

Từ biểu đồ trên ta thấy doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế của LienVietPostBank không ổn định. Từ năm 2013 đến năm 2014, doanh thu giảm từ 14,846.29 triệu đồng xuống còn 13,913.50 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do mặc dù doanh số TTQT tại ngân hàng tăng khá cao (lên đến hơn 70% như đã đề cập ở trên) nhưng lượng phí thu về giảm đi vì LienVietPostBank đã thực hiện các chính sách ưu đãi về phí để thu hút khách hàng, tiêu biểu là chương trình “Miễn 100% phí du học”. Khoản phí này cũng chiếm một phần tỉ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu TTQT, được tính bằng 0,2% trị giá món tiền chuyển đi (theo biểu phí hiện tại của LienVietPostBank).

Đến năm 2015, doanh thu TTQT đã tăng vọt (tăng tới 200.6% so với năm 2014). Có thể nói đến năm 2014, tình hình kinh tế bắt đầu khởi sắc sau thời kì khó khăn giúp hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhộn nhịp hơn. Họ kí được các bản hợp đồng ngoại thương với trị giá cao giúp trị giá xuất nhập khẩu cũng tăng theo. Ngoài ra, trong năm này, LienVietPostBank đã thu hút được thêm nhiều khách hàng giao dịch TTQT, đồng thời duy trì được các khách hàng kéo về được nhờ các chính sách ưu đãi về phí từ năm 2014. Bên cạnh đó, việc gia tăng uy tín trên thị trường trong và ngoài nước bằng việc tích cực thiết lập quan hệ đại lý với các tổ chức tín dụng đã giúp cho LienVietPostBank có thể phát hành LC trực tiếp đến các thị trường khó tính trên thế giới

như Châu Phi, Châu Mĩ để thu được khoản phí lớn duy trì doanh thu thay vì phải thông qua các ngân hàng lớn như trông năm 2014 (phí thông báo LC thường có giá trị lớn, được tính bằng 0,7% trị giá LC/năm, kể từ thời điểm mở LC đến lúc LC hết hạn).

Bước sang năm 2016, nền kinh tế thế giới chứng kiến nhiều sự kiện nổi bật như cơn địa chấn Brexit, sự đắc cử của tổng thống Donald Trump hay hỏa thuận cắt giảm sản xuất của OPEC đã ảnh hưởng không ít đến kinh tế Việt Nam. Các hoạt động XNK của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, không thuận lợi, trị giá xuất nhập khẩu giảm khiến trị giá các hợp đồng ngoại thương cũng giảm đáng kể dẫn tới doanh số TTQT giảm. Đồng thời, chính sách chặt chẽ về tín dụng và chuyển hướng tập trung vào bán lẻ ở giai đoạn nửa cuối năm 2016 đã khiến cho hoạt động TTQT chững lại và không giữ chân được rất nhiều khách hàng. Từ đó có thể dễ dàng hiểu được vì sao doanh thu TTQT cũng giảm theo.

Nói tóm lại, tuy hoạt động TTQT của ngân hàng còn nhiều hạn chế và chưa thực sự ổn định về mặt doanh thu nhưng đang dần được cải thiện để phát triển hơn và có thể khẳng định được vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của ngân hàng.

- Chi phí, lợi nhuận của hoạt động TTQT

Sự phát triển hoạt động TTQT nói chung còn được thể hiện qua chỉ tiêu tỉ lệ giữa lợi nhuận TTQT so với doanh thu TTQT bằng tín dụng chứng từ. Ta có bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 36 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)