biểu mẫu cụ thể của từng chu trình trong vòng đời của giao dịch TTQT.
2.1.4. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế tạiLienVietPostBank LienVietPostBank
Thứ nhất, hoạt động thanh toán quốc tế đã góp phần tạo điều kiện thu hút khách hàng, mở rộng thị phần kinh doanh của LienVietPostBank, đặc biệt là các doanh nghiệp XNK.
Như đã phân tích ở chương 1, NHTM là trung gian tài chính, đồng thời cũng là một chủ thể tham gia vào hoạt động TTQT. TTQT là chức năng ngân hàng quốc tế của NHTM. LienVietpostBank cũng là một NHTM nên cũng không ngoại lệ trong việc cần phát triển hoạt động thanh toán quốc tế để có thể thực hiện đẩy đủ các chức năng của NHTM.
Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt là với các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày càng gay gắt và xu hướng phát triển ngoại thương, đầu tư tài chính mang tính quốc tế như hiện nay, TTQT là một trong những nghiệp vụ có thể giữ được khách hàng như hiện có, đồng thời tạo cơ hội thu hút thêm khách hàng mới. Tiêu biểu như khi nhắc đến Vietcombank hay Agribank, các doanh nghiệp XNK có thể nghĩ ngay tới thế mạnh của các ngân hàng này về TTQT khi mà hoạt động này đã tạo ra nguồn lợi nhuận lớn chiếm đến 70% lợi nhuận của ngân hàng này. Đó cũng là trường hợp tiêu biểu mà LienVietPostBank nên tiến tới.
Thứ hai, hoạt động thanh toán quốc tế góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng mặc dù nguồn thu về chưa chiếm tỉ trọng lớn trong lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể, ngoài việc giúp huy động vốn tăng, tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng với các giao dịch L/C nhập khẩu chủ yếu dựa trên vốn vay, thanh toán quốc tế còn tạo ra nguồn thu đáng kể từ thu phí dịch vụ thanh toán, tài trợ xuất khẩu, mua bán ngoại tệ… có thể lên đến USD 1,000.00/giao dịch hoàn chỉnh.
điều kiện thu hút khách hàng, vừa làm tăng số dư tiền gửi thanh toán, đồng thời trong quá trình thực hiện các giao dịch TTQT cho khách hàng, ví dụ như phát hành L/C nhập khẩu, những khoản tiền ký quỹ của khách hàng tạo ra nguồn vốn rẻ và tương đối ổn định. Từ đó ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn để thực hiện giao dịch khác đem lại lợi nhuận hay bán chéo các sản phẩm liên quan.
Thứ tư, hoạt động thanh toán quốc tế với yêu cầu về quan hệ với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước (quan hệ đại lý) đã giúp tăng cường quan hệ đối ngoại. Khi quan hệ đại lý với các tổ chức tín dụng lớn và uy tín trên thế giới được thiết lập sau rất nhiều các thủ tục thẩm định và đánh giá khắt khe của đối tác, ngân hàng đã thành công trong việc quảng bá tên tuổi của mình, giúp cho quy mô hoạt động của ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, hòa nhập với các ngân hàng trên thế giới. Trên cơ sở đó, ngân hàng có điều kiện khai thác nguồn tài trợ trên thị trường tài chính quốc tế, nguồn tài trợ từ ngân hàng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể là xin hạn mức để thực hiện phát hành L/C xác nhận, để thực hiện các giao dịch chuyển tiền nhanh Đông Nam Á hay chuyển tiền đã tệ (chuyển được các loại ngoại tệ khác nhau mà ngân hàng không có khả năng mua bán).