Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 54 - 61)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, mô hình tổ chức nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn bất cập. Hiện nay, tham gia trực tiếp vào quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng là các đơn vị kinh doanh và phòng thanh toán quốc tế và điểm bất cập nhất trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT là ở khâu luân chuyển hồ sơ giữa đơn vị kinh doanh và phòng TTQT. Theo đó, hồ sơ giao dịch TTQT của các đơn vị kinh doanh được gửi trực tiếp

lên hội sở thông qua email nội bộ. Điều này có thể dẫn tới việc thiếu sót trong việc nhận hồ sơ của khách hàng. Nguyên nhân có thể là do hệ thống email của đơn vị kinh doanh hoặc phòng thanh toán quốc tế bị lỗi hoặc file hồ sơ của khách hàng quá nặng nên email không gửi được trong khi các chuyên viên tài trợ thương mại tại đơn vị kinh doanh - người trực tiếp nhận và xử lý hồ sơ của khách hàng quên không liên lạc với các chuyên viên thanh toán quốc tế trên hội sở để xác nhận việc nhận email. Việc nhận sót email hồ sơ khách hàng có thể dẫn tới việc chậm chạp trong quá trình xử lý và gây ảnh hưởng đến công việc của khách hàng.

Bên cạnh đó, đối với các giao dịch TTQT có sử dụng vốn vay, quy trình thanh toán quốc tế còn có sự tham gia của các phòng, ban giám sát giải ngân và xử lý nợ tại đơn vị kinh doanh và hội sở. Ví dụ, khi thực hiện thanh toán một L/C có sử dụng vốn vay, hồ sơ thanh toán của khách hàng cần phải được phê duyệt giải ngân do vậy việc thanh toán có được thực hiện nhanh chóng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc giải ngân có được thông suốt và nhanh chóng. Tuy nhiên hiện nay, quy trình phê duyệt giải ngân của ngân hàng khá chặt chẽ khi mà hồ sơ giải ngân của khách hàng được thẩm định, phê duyệt qua rất nhiều bước từ ban giám sát giải ngân và xử lý nợ đặt tại đơn vị kinh doanh tới phòng giám sát giải ngân và xử lý nợ trên hội sở. Bên cạnh đó, khi việc phê duyệt giải ngân được thực hiện tập trung tại hội sở thì yêu cầu về tài sản bảo đảm nghiêm ngặt hơn, việc thẩm định tình hình tài chính của khách hàng cũng kĩ hơn phần nào gây khó khăn cho khách hàng trong việc tiếp cận vốn để thực hiện giao dịch TTQT. Ngoài ra, tập trung trên hội sở khiến cho việc phê duyệt bị chậm trễ khi các đơn vị kinh doanh cùng gửi hồ sơ phê duyệt với số lượng lớn trong khi đó số lượng nhân viên còn thiếu và chưa đủ đáp ứng được lượng công việc. Việc tập trung phê duyệt giải ngân trên hội sở sẽ giúp tăng cường kiểm soát rủi ro nhưng có hạn chế là các chuyên viên phê duyệt giải ngân trên hội sở không phải là những người nắm được khách hàng, do vậy thường đưa ra các yêu cầu quá chặt chẽ và nhiều lúc chưa thống nhất trong cách xử lý hồ sơ gây khó chịu cho khách hàng cũng như gây khó khăn cho các đơn vị kinh doanh khi làm việc trực tiếp với khách hàng.

TTQT và quảng bá hình ảnh của ngân hàng tới khách hàng còn yếu kém. Ngân hàng mới chỉ chú trọng giữ chân các khách hàng cũ mà chưa khai thác được các khách hàng mới khiến số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT của ngân hàng chưa tăng lên đáng kể. Đồng thời ngân hàng mới chỉ chú trọng phát triển và quảng bá cho các sản phẩm khác ví dụ như Thẻ, sản phẩm cho vay mà chưa chú trọng đến TTQT vì thế nên Khối Sản phẩm và Khối PR là đầu mối thực hiện các chiến dịch quảng bá sản phẩm cho ngân hàng đều không có bộ phận nào liên quan đến TTQT.

Thứ ba, uy tín của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa cao do ngân hàng còn khá mới, chưa được biết đến nhiều, đặc biệt nhiều ngân hàng nước ngoài chưa biết đến LienVietPostBank nên số lượng giao dịch TTQT qua ngân hàng còn ít. Ngoài ra, LienVietPostBank còn chưa phát hành được L/C trực tiếp tới một số ngân hàng hoặc chưa thông báo được LC trực tiếp tới khách hàng do chưa thiết lập được quan hệ đại lý với ngân hàng ngân hàng đó, dẫn đến phí xử lý giao dịch cao.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ làm công tác TTQT tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt trẻ, nhiệt tình trong công việc nhưng còn hạn chế về mặt nghiệp vụ. Số lượng cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này chưa nhiều. Ngoài ra, LienVietPostBank chưa có chuyên gia thực thụ về TTQT và chuyên sâu về phát triển các sản phẩm tài trợ thương mại, hầu hết các sản phẩm được phát triển từ các cán bộ làm nghiệp vụ có sự tham khảo từ các sản phẩm tương tự của các ngân hàng khác nên chưa có được các tính năng cạnh tranh trên thị trường. Kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện giao dịch và đo lường rủi ro còn yếu kém. Trình độ giữa cán bộ tại chi nhánh và hội sở chính có sự khác biệt rất lớn. Tại nhiều chi nhánh chưa có các cán bộ chuyên trách, am hiểu về TTQT để tư vấn cho khách hàng, trong khi đội ngũ cán bộ tại chi nhánh là cửa ngõ đầu tiên để tiếp cận và lôi kéo khách hàng thực hiện giao dịch TTQT.

Hơn thế nữa, năng suất lao động của cán bộ thực hiện giao dịch TTQT cũng chưa cao. Hiện nay, số lượng cán bộ thực hiện giao dịch TTQT tại Phòng TTQT của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt là 22 người. Tính ra, một cán bộ TTQT hiện nay

trung bình thực hiện 2 giao dịch mở L/C hoặc kiểm tra được tối đa là 2 bộ chứng từ nhập khẩu hoặc 2-3 bộ chứng từ hàng xuất cùng với 3-4 bộ chuyển tiền. Năng suất như vậy là khá thấp đặc biệt là so với các ngân hàng lớn khác như Vietcombank hay Techcombank vì tại các ngân hàng đó, một cán bộ có thể kiểm tra được mỗi ngày là 5 bộ chứng từ, thực hiện 10-20 món chuyển tiền. Tuy nhiên, hiệu suất làm việc của các cán bộ thực hiện giao dịch TTQT tại ngân hàng chưa cao không phải là do khả năng của từng cán bộ mà chủ yếu là do số lượng giao dịch qua ngân hàng còn hạn chế và chưa tương xứng với số lượng nhân viên trong phòng.

Thứ năm, trang thiết bị, cơ sở vật chất của ngân hàng còn yếu kém chủ yếu là về mảng công nghệ thông tin, chưa được cập nhật để đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của công việc. Hiện nay, hệ thống máy tính phòng Thanh toán quốc tế được cung cấp thường là các máy tính đã cũ, sử dụng trong khoảng thời gian từ 4-5 năm, nhiều cán bộ mới chỉ được trang bị các máy tính cũ, đã được phòng công nghệ thông tin sử dụng trước đó, do vậy đến cuối ngày giao dịch khi mà lượng giao dịch TTQT nhiều, máy tính thường bị treo và gây khó khăn trong việc nhận cũng như thực hiện giao dịch. Hệ thống công nghệ thông tin còn yếu kém khiến thời gian xử lý giao dịch lâu, không được nhanh chóng, có thể phát sinh các rủi ro trong quá trình tác nghiệp. Do thời gian xử lý lâu nên số lượng giao dịch thực hiện cũng giảm đi, chưa đạt được hiệu quả trong công việc và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Đồng thời một trong những nguyên nhân cơ bản là do hệ thống Corebanking của LienVietPostBank còn chưa ưu việt, sử dụng Core Flexcube 7.2 mà không mua đầy đủ các module vì lí do chi phí. Do đó khi thực hiện hạch toán các giao dịch, các chuyên viên gặp rất nhiều vấn đề về hệ thống: treo, chậm, giao diện không thân thiện và hệ thống thiếu nhiều chức năng phục vụ cho việc hạch toán giao dịch TTQT khiến việc xử lý giao dịch gặp khó khăn.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất là về môi trường kinh tế. Giai đoạn 2012 – 2016 là một giai đoạn nền kinh tế nước ta gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt là trong 2 năm 2012 và 2013, lạm phát tăng cao, giá cả các nguyên liệu đầu vào tăng khiến hoạt động sản xuất của các

doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhưng không đáp ứng được các điều kiện đề ra của các ngân hàng dẫn tới việc tiếp cận nguồn vốn để phục hồi sản xuất khó khăn. Việc vay vốn khó khăn cũng chính là một nguyên nhân khiến số lượng doanh nghiệp giao dịch TTQT giảm đi đáng kể. Ngoài ra, việc sản xuất khó khăn cũng khiến hoạt động xuất nhập khẩu giảm sút, do vậy, hoạt động TTQT chịu khá nhiều ảnh hưởng.

Thứ hai là về môi trường pháp lý. Hiện nay, một số văn bản luật đã hết hiệu lực nhưng vẫn chưa có văn bản khác thay thế gây khó khăn cho hoạt động TTQT. Bên cạnh đó, Pháp lệnh ngoại hối và các thông tư liên quan chưa hướng dẫn chi tiết đến nhiều giao dịch đặc thù thường xuyên phát sinh trong thực tế. Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại còn thiếu do chưa có một văn bản pháp quy nào điều chỉnh hoặc hướng dẫn thi hành hoạt động thanh toán quốc tế một cách cụ thể tại Việt Nam. Các bên tham gia hiện nay chủ yếu áp dụng các thông lệ quốc tế để quy định trách nhiệm quyền hạn các bên.

Thứ ba, các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ. Giai đoạn 2013 – 2016 là giai đoạn tỉ giá có rất nhiều sự biến động, đặc biệt là sự kiện Brexit trong năm 2016, ảnh hưởng tới hoạt động XNK của các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể là năm 2013, nếu như đầu năm tỉ giá giảm khiến cho lượng hàng nhập khẩu tăng cao thì đến 6 tháng cuối năm tỉ giá lại được điều chỉnh tăng do lạm phát khiến các doanh nghiệp nhập khẩu khó khăn trong hoạt động kinh doanh do giá hàng nhập khẩu tăng cao. Bên cạnh đó, việc tăng tỉ giá cũng khiến giá nguyên vật liệu đầu vào tăng dẫn tới giá hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp tăng và lượng hàng xuất khẩu giảm đi. Nhìn chung giai đoạn 2013 – 2016 là giai đoạn tỉ giá liên tục biến động gây ảnh hưởng đến hoạt động của cả doanh nghiệp xuất và nhập khẩu, từ đó gây ảnh hưởng tới hoạt động TTQT của ngân hàng. Tỉ giá tăng cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng, đặc biệt là khi ngân hàng có nhu cầu mua ngoại tệ để giao dịch TTQT. Tỉ giá tăng sẽ khiến hoạt động kinh doanh ngoại tệ giảm từ đó ảnh hưởng đến hoạt động TTQT.

chặt khi mà ngân hàng nhà nước yêu cầu tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc làm ảnh hưởng đến lượng tiền mặt và ngoại tệ, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng và ảnh hưởng đến các hoạt động TTQT, cụ thể số liệu như dưới đây:

Bảng 2.11. Lượng tiền mặt và tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

Đơn vị: tỉ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

Tiền mặt 164.04 182.78 206.59 325.29

VND 121.62 137.96 162.15 280.05

Ngoại tệ 42.42 44.82 44.44 45.24

Tiền gửi tại NHNN 1,390.30 3,216.00 6,560.40 1,617.62

VND 1,222.10 2,997.10 6,490.70 1,552.14

Ngoại tệ 168.25 218.90 69.69 65.48

(Nguồn:Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt năm 2012 – 2015)

Trong 2 năm 2013 – 2014, nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, theo đó tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Do vậy, tỉ lệ tiền gửi tại NHNN của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt trong 2 năm này cũng cao hơn so với các năm còn lại, trong đó lượng ngoại tệ cần phải dự trữ tại NHNN trong năm 2013 là cao nhất trong các năm (218.9 tỉ đồng).

Thứ tư là nguyên nhân từ phía khách hàng. Tại các doanh nghiệp XNK Việt Nam hiện nay, trình độ của các cán bộ làm công tác XNK còn yếu kém, chưa thông tạo về kĩ thuật buôn bán ngoại thương, chưa nắm vững được các thông lệ quốc tế dẫn tới các rủi ro như chọn nhầm đối tác hay sai sót trong việc soạn thảo và kí kết hợp đồng. Khi kí kết hợp đồng, các doanh nghiệp dễ dàng chấp nhận các điều khoản bất lợi đưa vào nội dung L/C dẫn tới các rủi ro trong thanh toán. Bên cạnh đó, việc yếu kém trong nghiệp vụ TTQT dẫn tới việc sai sót trong việc lập các chứng từ hàng xuất khiến các NHNN từ chối thanh toán. Một số doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết với

ngân hàng hay không có khả năng thanh toán khiến ngân hàng phải gánh chịu nghĩa vụ thanh toán cho người xuất khẩu khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp.

Bên cạnh đó, khách hàng chưa thực hiện nhiều nhiều giao dịch với cá sản phẩm mới ở ngân hàng. Tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, hiện nay chủ yếu phát sinh giao dịch cơ bản thông thường, ví dụ như L/C không hủy ngang, nhờ thu trơn,… thay vì các loại như nhờ thu CAD, L/C dự phòng, L/C có điều khoản đỏ, L/C chuyển nhượng mặc dù các loại này đem lại nhiều lợi ích cho các nhà XNK. Mặc dù phòng TTQT xây dựng và đưa vào ban hành loại hình L/C trên nhưng số lượng giao dịch phát sinh rất thấp, cụ thể: số lượng L/C chuyển nhượng mở qua ngân hàng là 2 bộ/năm, số lượng L/C dự phòng mở từ khi có sản phẩm đến nay là 3 bộ. Chính điều này khiến cho ngân hàng chưa khai thác hết được tiềm năng của mình. Số lượng giao dịch sử dụng các sản phẩm mới ban hành còn ít do khách hàng chủ yếu tìm đến các ngân hàng lớn để thực hiện các loại giao dịch phức tạp, còn với một ngân hàng nhỏ như LienVietPostBank, các khách hàng thường chỉ chủ yếu thực hiện các giao dịch TTQT thông thường.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)