Một số kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 49 - 53)

Thứ nhất, tuy tỉ trọng thanh toán quốc tế chưa cao so với các ngân hàng lớn như Vietcombank hay Techcombank (thường tỉ trọng là khoảng 30%) nhưng duy trì khá ổn định và tăng qua các năm. Có được thành tựu này là do hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được phát triển theo hướng tích cực, các giao dịch được thực hiện nhanh chóng về thời gian, với độ chính xác và an toàn cao.

Thứ hai, hoạt động thanh toán quốc tế luôn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, tuy lợi nhuận còn chưa tăng trưởng với tốc độ cao. Điều này cho thấy nỗ lực của ban lãnh đạo Khối Thanh toán trong việc tiết kiệm các chi phí, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực về con người và trang thiết bị.

Thứ ba, tỉ trọng giữa lợi nhuận TTQT và doanh thu TTQT luôn được duy trì ở mức xấp xỉ 70% qua các năm, điều này chứng tỏ rằng hoạt động TTQT đã phát triển khá ổn định và mang lại hiệu quả tốt.

Thứ tư, tỉ trọng giữa chi phí TTQT và doanh thu TTQT được điều chỉnh theo hướng giảm qua các năm và tiến tới duy trì ở mức 10%, chứng tỏ ngân hàng đang dần tăng cường được hiệu quả hoạt động.

Bên cạnh đó, hoạt động TTQT góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng XNK của ngân hàng. Hoạt động tín dụng XNK của ngân hàng luôn duy trì một tỉ lệ ổn định 3-4% trong tổng dư nợ cho vay. Trong năm 2015-2016, hoạt động tín dụng được thắt chặt khiến việc tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp XNK giảm, tuy nhiên trị doanh số TTQT năm 2015 lại khá cao nên dư nợ vay giảm không đáng kể so với các năm trước. Việc mở rộng hoạt động TTQT giúp gia tăng dư nợ XNK cho ngân hàng, từ đó giúp tăng nguồn thu từ lãi vay nhằm tăng thu nhập của ngân hàng.

Có được kết quả đáng khích lệ như trên là nhờ:

Một là, quy trình thanh toán quốc tế được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng động, luôn hỗ trợ khách hàng tận tình, giải đáp các thắc mắc một cách cặn kẽ.

Bên cạnh đó, các cán bộ LienVietPostBank luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, tư vấn khách hàng các phương thức hợp lý, các điều khoản phù hợp và đảm bảo lợi ích nhất trong từng giao dịch. Đồng thời các cán bộ thực hiện TTQT của ngân hàng luôn không ngừng học hỏi, tìm hiểu để trau dồi kiến thức, củng cố cho bản thân mình để thực hiện các giao dịch trôi chảy và chính xác nhất.

Hai là, hoạt động của LienVietPostBank trong những năm qua đã có những phát triển đáng kể cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tăng cường hoạt động đối ngoại với các đối tác nước ngoài giúp tăng uy tín của ngân hàng trên thị trường quốc tế. Số lượng ngân hàng thiết lập quan hệ đại lý với LienVietPostBank tăng đều qua các năm. Tính đến năm 2016, LienVietPostBank đã thiết lập được quan hệ đại lý với 482 ngân hàng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới giúp việc thực hiện các giao dịch TTQT thuận lợi hơn, tạo điều kiện trong việc mở rộng hoạt động TTQT nói riêng và sự phát triển của ngân hàng nói chung. Uy tín của ngân hàng trong TTQT được các ngân hàng lớn xác nhận như Wells Fargo, JPMorgan Chase, … Đồng thời, ngân hàng còn thiết lập được quan hệ hạn mức với nhiều ngân hàng trong và ngoài nước như Wells Fargo Bank, Vietcombank, …

Ba là, biểu phí dịch vụ hấp dẫn, cạnh tranh phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng cũng là một điểm mạnh giúp ngân hàng giữ vững được lượng khách hàng hiện hữu và thu hút thêm được nhiều khách hàng mới. Cụ thể, LienVietPostBank trong năm 2015 đã đưa ra biểu phí mới hết sức linh hoạt, theo đó chia phí dịch vụ ra thành 4 nhóm A, B, C, D với các mức ưu đãi khác nhau phụ thuộc vào quyền phán quyết của giám đốc chi nhánh, cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Các nhóm phí dịch vụ

Nhóm phí Ưu đãi

Nhóm A Giám đốc đơn vị kinh doanh thực hiện thu đủ 100% mức phí theo quy định. Nhóm B Giám đốc đơn vị kinh doanh được quyền chủ động giảm tối đa

30% so với mức phí theo quy định của Ngân hàng, tuy nhiên vẫn đảm bảo giữ nguyên mức phí tối thiểu và mức phí tối đa theo quy

Nhóm phí Ưu đãi

định.

Nhóm C

Giám đốc đơn vị kinh doanh được quyền chủ động giảm tối đa 50% so với mức phí theo quy định của Ngân hàng, tuy nhiên vẫn đảm bảo giữ nguyên mức phí tối thiểu và mức phí tối đa theo quy định.

Nhóm D

Tùy theo tình hình thực tế tại đơn vị kinh doanh, giao Giám đốc đơn vị kinh doanh được quyền thu hoặc không thu phí đối với khách hàng.

(Nguồn:Biểu phí dịch vụ Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt)

Như vậy, với từng nhóm phí dịch vụ khác nhau, các đơn vị kinh doanh có thể chủ động giảm phí cho khách hàng nhằm thu hút thêm khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Bốn là ngân hàng đã hạn chế được các rủi ro trong quá trình tác nghiệp. Điều này giúp ngân hàng có được sự tín nhiệm ngày một tăng từ khách hàng trong nước cũng như đối tác của họ ở nước ngoài khi mà các giao dịch TTQT được thực hiện nhanh chóng, chính xác theo chuẩn quốc tế. Cụ thể như sau:

Đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hối đoái, Ngân hàng có các bộ phận chuyên trách như Khối Pháp chế Giám sát Giải ngân và Xử lý nợ và Khối Nguồn vốn phụ trách xử lý nhằm đảm bảo hạn chế tối đa nhất những rủi ro có thể phát sinh. Ví dụ cụ thể như đối với các giao dịch có sử dụng vốn vay, nhằm giảm thiểu rủi ro nhà nhập khẩu bị phá sản hoặc không chấp nhận thanh toán đối với bộ chứng từ phù hợp, Phòng TTQT thường yêu cầu người nhận hàng được ghi trên vận đơn là Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt để ngân hàng có thể có quyền sở hữu và định đoạt đối với lô hàng hóa của nhà nhập khẩu nhằm hạn chế những tổn thất cho ngân hàng.

Đối với rủi ro ngân hàng đại lý, Ngân hàng hạn chế bằng cách đối với mỗi đồng ngoại tệ, ngân hàng thường duy trì tài khoản tại hai ngân hàng để giảm rủi ro mất khả

năng thanh toán của ngân hàng đại lý. Bên cạnh đó, ngân hàng hiện nay duy trì tài khoản Nostro tại 10 ngân hàng lớn và có uy tín trên thế giới nên rủi ro các ngân hàng này bị phá sản là rất nhỏ.

Ngoài ra, để hạn chế rủi ro về chính trị và pháp luật đặc biệt là rủi ro cấm vận, ngân hàng thường xuyên cập nhật các danh sách cấm vận mới trên thế giới, đồng thời xây dựng phần mềm quét lọc giao dịch để đảm bảo các bên liên quan đến giao dịch không bị cấm vận, giảm thiểu việc tiền của khách hàng bị giữ lại tại các ngân hàng đại lý và không thanh toán được cho người thụ hưởng. Không những quét lọc giao dịch ngay khi hạch toán trên hệ thống Corebanking, P.TTQT còn thực hiện đưa vào vận hành phần mềm Sanctions Screening chuẩn quốc tế thực hiện quét lọc lại giao dịch một lần nữa trước khi đẩy khỏi hệ thống Swift để đến ngân hàng nước ngoài. Giải pháp quét lọc này cũng đã được ngân hàng lớn như Wells Fargo Bank và JP Morgan Chase Bank đánh giá cao, cũng như đánh giá cao uy tín của LienVietPostBank trên lĩnh vực TTQT.

Năm là P.TTQT tại LienVietPostBank luôn nghiên cứu để đưa ra những phương thức thực hiện giao dịch TTQT sáng tạo, rút ngắn thời gian thực hiện giao dịch TTQT mà vẫn chính xác. Ví dụ như năm 2014 đã đưa ra danh sách Check list các giao dịch chuyển tiền, trong đó liệt kê hơn 40 loại giao dịch chuyển tiền có thể phát sinh cùng danh sách các chứng từ cần thiết để khách hàng nhìn vào đó có thể chuẩn bị hồ sơ chính xác, không sai sót. Hay như là năm 2016, P.TTQT đã ban hành sản phẩm chuyển tiền USD Express giúp cho khách hàng chuyển tiền qua thị trường Trung Quốc bằng đồng CNY có thể thành công và ghi có cho người hưởng trong ngày đã giúp tăng lượng giao dịch trong bối cảnh Trung Quốc đã và đang là thị trường xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam.

Sáu là LienVietPostBank luôn chú trọng phát triển và nâng cao nguồn ngoại tệ của ngân hàng, đặc biệt thể hiện trong chương trình “Mùa vàng ngoại tệ” năm 2016, đánh dấu sự phát triển vượt bậc về sự tăng trưởng trong doanh số và lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ. Bên cạnh đó, Khối Nguồn vốn của LienVietPostBank đã thành công trong việc thiết lập quan hệ tài khoản với ngân hàng Wells Fargo Bank, N.A với sản

phẩm GlobalPay.FX (chuyển tiền đa tệ với 135 loại ngoại tệ) giúp khách hàng có thể thực hiện chuyển tiền tới hầu hết các quốc gia trên thế giới mặc dù LienVietPostBank chỉ thu mua USD, EUR bằng tiền mặt.

Bên cạnh đó, bộ phận kinh doanh vốn của Khối nguồn vốn luôn bám sát diễn biến tình hình biến động tỉ giá các loại ngoại tệ cơ bản trong danh mục ngoại hối của ngân hàng, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và tìm hiểu thị trường để lựa chọn các đối tác tốt, tìm hiểu và mở rộng cơ hội kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường doanh số giao dịch. Cụ thể, theo số liệu trong báo cáo Hoạt động kinh doanh ngoại tệ các năm 2015, 2016, doanh số giao dịch các đồng tiền G7 (chủ yếu gồm JPY, AUD, GBP, EUR, SGD) đạt 370 triệu USD quy đổi trong năm 2016, tăng trưởng hơn 120% so với năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)