Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Lê Đoàn

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬPKHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH LÊ ĐOÀN (Trang 31)

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1997 Lê Đoàn là một cửa hàng chuyên cung cấp các phụ tùng công nghiệp, bảo trì và sửa chữa trong các ngành công nghiệp sản xuất xi măng và giấy.

Cửa hàng Lê Đoàn đã chính thức chuyển đổi thành Công ty TNHH Lê Đoàn và đi vào hoạt động kể từ ngày 01/12/2001với tên giao dịch: “LE DOAN CO., LTD.” hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0302449641 được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 21/11/2001.

Địa chỉ: 266 Võ Văn Ngân, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Tel: (84) 8 54093604 Fax: (84) 8 54091510

Email: ledoan@ledoan-irp.com

Với vốn điều lệ ban đầu: 2.500.000.000 đồng.

Năm 2006: Sau nhiều năm kinh nghiệm, cùng với sự tín nhiệm của khách hàng, sự ủng hộ của các đối tác trong và ngoài nước công ty TNHH Lê Đoàn mở rộng kinh doanh chuyên về các sản phẩm phục vụ việc sửa chữa và chống mòn trong công nghiệp, sản xuất thiết bị phụ tùng công nghiệp.

Năm 2008: Công ty TNHH Lê Đoàn chính thức trở thành đại lý của các nhà sản xuất nước ngoài như Devcon, Rema Tip Top, Welding Alloys, Carboweld, Seal Xpert, …

Năm 2009: Văn phòng trụ sở giao dịch chính được ra mắt tại địa chỉ số 9, đường số 6, phường Hiệp Phú, quận 9, Tp. Hồ Chí Minh, nơi sản xuất trước đó. Ngoài sản xuất, địa điểm này sẽ tư vấn về các dịch vụ sửa chữa của công ty đồng thời đây cũng là cửa hàng kinh doanh máy móc, thiết bị và phụ tùng máy.

Năm 2010: Phát triển sản xuất mạnh nhóm hàng thuộc ngành thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao và khai trương cửa hàng kinh doanh dụng cụ thể thao tại trụ sở 266 Võ Văn Ngân, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Năm 2011: Công ty thành công trong cả việc sản xuất lẫn kinh doanh, tổng doanh thu và lợi nhuận đề tăng theo chiều hướng tốt. Chính thức cung cấp thông tin tư vấn về sản phẩm - dịch vụ qua Internet.

Năm 2012: Công ty TNHH Lê Đoàn cấu trúc lại bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Công ty tổ chức đào tạo và nâng cao tay nghề cũng như thái độ phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên trong công tác bảo trì, sửa chữa và bán hàng.

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ công ty

Chức năng: Công ty TNHH Lê Đoàn hoạt động trong các lĩnh vực gồm: Mua bán máy móc thiết bị, vật tư, phụ tùng công nghiệp.

Sản xuất phụ tùng công nghiệp.

Mua bán, sản xuất trang thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao.

Dịch vụ sửa chữa, lắp đặt, bảo trì máy móc thiết bị, chuyên cung cấp các giải pháp và sản phẩm phục vụ chống mòn, sửa chữa các khuyết tật kim loại và sửa chữa băng tải cao su. Các sản phẩm bao gồm:

a) Sản phẩm chống mòn:

 Tấm thép lưỡng kim (60-62 HRC); EPOXY pha hạt gốm.

 Que hàn và dây hàn; Vữa chống mòn.

b) Sản phẩm sửa chữa chung:

 Keo Epoxypha bột kim loại độ bám dính cao dùng sửa chữa thiết bị.

 Keo dán cao su, miếng vá, băng vá phục vụ sửa chữa băng tải cao su.

 Băng quấn sửa chữa rò rỉ của đường ống dẫn chất lỏng và khí.

Nhiệm vụ: Hoạt động đúng ngành nghề đăng ký kinh doanh, tuân thủ theo pháp luật, hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế vào Ngân sách và các nghĩa vụ khác theo quy định của Nhà nước.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý

(Nguồn: P. Kế toán tài chính)

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH Lê Đoàn

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban trong công ty:

Ban Giám Đốc: Đại diện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình kinh doanh của công ty.

Phòng Nhân sự - Tổng hợp:

- Tuyển dụng, lưu trữ hồ sơ và theo dõi tình hình nhân sự công ty.

- Cung ứng vật tư thiết bị sản xuất cho các bộ phận.

Phòng Kế Toán - Tài Chính:

- Kiểm tra tình hình tài chính công ty, báo cáo với cơ quan nhà nước.

- Thu chi hàng ngày đối với nhà cung cấp, các đơn vị vận chuyển…

- Lập báo cáo kết quả kinh doanh để trình lên Ban Giám Đốc.

Phòng Kế hoạch - Kinh Doanh:

- Lên kế hoạch cho các phòng ban. Tổ chức giao nhận hàng hóa.

- Cập nhật chính sách về giá, báo giá khách hàng và báo cáo doanh thu.

- Tìm kiếm nhà cung cấp, soạn thảo tiến hành ký kết hợp đồng thương mại.

Phòng Kỹ thuật – Sản xuất:

- Chịu trách nhiệm về quy trình - tiến độ sản xuất.

- Tư vấn chi tiết về các sản phẩm và dịch vụ công ty cung cấp.

- Xếp dỡ hàng hóa. Tổ chức bảo quản, phân loại và giao nhận hàng hóa.

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty giai đoạn 2010- 2012

ĐVT: Triệu đồng Stt CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1 Doanh thu bán hàng và CCDV 2.238 2.934 3.701 696 31,10 767 26,14 2 Giá vốn hàng bán 892 1.408 1.968 516 57,85 560 39,70 3 Lợi nhuận gộp 1.126 1.525 1.968 180 13,37 207 13,56

5 Chi phí tài chính 41 58 79 17 41,46 21 36,21

6 Chi phí bán hàng 793 845 886 52 6,56 41 4,85

7 Chi phí QLDN 172 218 256 46 26,74 38 17,43

8 Lợi nhuận hoạt động

kinh doanh 452 583 765 131 28,98 182 31,22

9 Thu nhập khác 94 122 189 28 29,79 67 54,9

10 Chi phí khác 56 80 131 24 42,86 51 63,75

11 Lợi nhuận khác 38 42 58 4 10,53 16 38,10

12 Lợi nhuận trước thuế 490 625 823 135 27,55 198,0 31,68

13 Thuế TNDN 137,2 175,0 230,4 57,8 27,55 55,4 31,68

14 Lợi nhuận sau thuế 352,8 450,0 592,6 97,2 27,55 142,6 31,68

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Bảng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh trên cho thấy

Năm 2010: Tổng doanh thu cả năm của công ty đạt 2.238 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế trong năm 2010 đạt 352 triệu đồng. Năm 2011: Tổng doanh thu cả năm của công ty đạt 2.934 triệu đồng.

Lợi nhuận sau thuế trong năm 2011 đạt 450 triệu đồng. Năm 2012: Tổng doanh thu cả năm của công ty đạt 3.701 triệu đồng.

Lợi nhuận trước thuế trong năm 2012 đạt 592,6 triệu đồng. Theo sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 tổng doanh thu của toàn công ty đạt 2.604,3 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 398,5 triệu đồng.

Như vậy tốc độ tăng trưởng qua các năm khá tốt. Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2011 so với 2010 là 31,10% và tiếp tục tăng 26,14% vào năm 2012 mặc dù 2012 là một năm khó khăn về tài chính. Tương tự lợi nhuận sau thuế cũng tăng ổn định: năm 2011 so với 2010 tăng 27,55% và tiếp tục tăng 31,68% vào năm 2012.

Doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 đạt chỉ tiêu so với kế hoạch năm là tăng 40% so với 2012. Tuy nhiên lợi nhuận chưa đạt chỉ tiêu chỉ đạt 95% so với kế hoạch dự kiến. Nhưng kết quả này cũng cho thấy sự nỗ lực của công ty trong năm 2013 luôn đi sát kế hoạch và không ngừng đẩy mạnh kinh doanh.

Đối với loại hình công ty dịch vụ thì duy trì tốt khách hàng là rất cần thiết, vì thế định hướng của công ty là giữ vững thị trường, khách hàng truyền thống và tìm kiếm thị trường mới để đẩy mạnh hoạt động của công ty.

Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin góp phần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bộ phận kinh doanh làm việc tiếp xúc trực tuyến với khách hàng.

Tập trung khai thác những sản phẩm và dịch vụ có thế mạnh cạnh tranh về giá so với thị trường tiêu thụ nội địa. Phát triển nguồn hàng, nhà cung cấp nước ngoài. Tìm kiếm và phát triển khách hàng nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu.

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho thời kỳ 2015 – 2020 và những năm tiếp sau, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.

Mở rộng kinh doanh ra khu vực lân cận nhằm phát triển thương hiệu công ty.

Phát triển hoạt động giao nhận hiện nay của công ty thành một bộ phận và thành lập bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian tới.

2.2 Tình hình kinh doanh hàng nhập khẩu tại công ty TNHH Lê Đoàn2.2.1 Sản lượng và giá trị giao nhận 2.2.1 Sản lượng và giá trị giao nhận

Sản lượng giao nhận: Tại công ty TNHH Lê Đoàn hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển chiếm trên 90% tổng sản lượng hàng hóa nhập khẩu. Hàng năm, khối lượng hàng trung bình mà công ty giao nhận qua các cảng biển Việt Nam vào khoảng 8 – 12 tấn, với tốc độ tăng bình quân khoảng 20%/năm.

Bảng 2.2: Sản lượng giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển của công ty TNHH Lê Đoàn. ĐVT: Tấn Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Đến 6/2013 SLGN đường biển 7,5 8,7 10,9 12,1  SLGN toàn cty 8,1 9,3 11,7 13,2 Tỷ trọng (%) 92.59 93.54 93.18 91.67 Chỉ số phát triển (%) 16,00 25,28 11,01

(Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp của công ty)

Qua bảng trên ta thấy những năm gần đây, sản lượng giao nhận công ty tăng tương đối tốt. Năm 2011 sản lượng giao nhận tăng 16% so với 2010 và năm 2012 đạt mức cao nhất, lên đến hơn 10 tấn, tăng hơn 25% so với năm 2011. Con số này tăng tiếp tục vào năm 2013, chỉ mới 6 tháng năm 2013 công ty đã đạt mức sản lượng giao nhận lên đến 12.1. Điều này cho thấy công ty có chiến lược kinh doanh đúng đắn và được sự tin tưởng trong lòng của khách hàng.

So với tổng sản lượng giao nhận của công ty thì sản lượng giao nhận đường biển chiếm tỷ trọng trên 90%. Vì giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển có nhiều ưu điểm và là hoạt động chính của công ty.

Xét về mặt sản lượng giao nhận, công ty TNHH Lê Đoàn đã đạt được kết quả rất khả quan. Nhưng đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa, con số có ý nghĩa hơn đối với người giao nhận lại là giá trị giao nhận vì nó phản ánh số tiền có được khi tiến hành giao nhận một lô hàng, chính điều này cho thấy hàng năm công ty đã tiết kiệm một số tiền rất lớn khi tự mình thực hiện công việc này.

Giá trị giao nhận: Ở công ty TNHH Lê Đoàn, giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế chuyên chở bằng đường biển đạt mức cao và tăng qua các năm. Trung bình mỗi năm hoạt động này đã tiết kiệm và đóng góp không nhỏ vào thành công chung của toàn công ty.

Bảng 2.3: Giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH Lê Đoàn ĐVT: Triệu đồng Năm Giá trị 2010 2011 2012 6/2013 GTGN đường biển 554 848 1.155 1.819  GTGN toàn cty 669 1.056 1.476 2.258 Tỷ trọng (%) 82,81 80,30 78,25 80,55

Chỉ số phát triển (%) 53,06 36,20 57,48

(Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp của công ty)

Bảng trên cho thấy công ty tăng thu nhập từ hoạt động giao nhận bằng đường biển vẫn luôn chiếm phần chủ yếu trong các phương thức giao nhận hàng hóa, trung bình khoảng 80%. Đặc biệt năm 2010 lên tới 82.81% đạt tỷ trọng cao nhất trong các năm. Giá trị giao nhận đường biển của công ty ở mức cao, xu hướng tương đối đồng đều qua các năm.

Thêm vào đó, bối cảnh của thị trường tiêu thụ trong quý III/2013, hàng nhập về đã tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và những tháng cuối năm thường có nhu cầu tiêu thụ đạt mức cao trong năm. Từ đó có cơ sở tin tưởng rằng hoạt động này ở công ty TNHH Lê Đoàn sẽ ngày một phát triển và đạt được kết quả cao hơn nữa.

2.2.2 Mặt hàng nhập khẩu

Hiện nay, hoạt động giao nhận của công ty chủ yếu là các mặt hàng keo Cement, sơn phủ lót, chất hóa rắn, tấm caosu - băng vá caosu chịu lực, con lăn, vải nỉ, mát tít các loại… từ Singapore; Hồng Kông, Hàn Quốc, Mỹ, Đức; Ngoài ra công ty còn có nhập khẩu các loại thép chống mòn phủ hợp kim nhập từ Thái Lan.

Bảng 2.4: Tình hình nhập khẩu công ty TNHH Lê Đoàn theo các mặt hàng

ĐVT: Triệu đồng

Các mặt hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6/2013

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Keo, sơn phủ lót, chất hóa rắn, ... 269, 1 40,23 454, 6 43,05 628, 3 42,57 954, 2 42,26 Mát tít 171, 3 25,61 240, 6 22,78 343, 8 23,29 527, 5 23,36 Thép chống mòn 82,0 12,26 140, 3 13,29 183, 8 12,45 302, 3 13,39 Vải nỉ, caosu 81,2 12,14 120, 3 11,39 177, 9 12,05 248, 8 11,02 Mặt hàng khác 65,3 9,76 100, 2 9,49 142, 3 9,64 225, 1 9,97 Tổng cộng 669 100 1.05 6 100 1.47 6 100 2.25 8 100

Mặt hàng nhập khẩu mang lại giá trị cao nhất cho công ty là các mặt hàng về keo, sơn phủ lót, chất hóa rắn. Những mặt hàng này có kim ngạch nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng ở mức cao và ổn định trong 3 năm 2010 – 2012 (trên 25%).

Bên cạnh đó, mặt hàng về các loại mát tít, plastic mà công ty nhập về chiếm tỷ trọng tương đối lớn và cũng ổn định chiếm tỷ trọng trung bình là khoảng 24%.

Hai loại mặt hàng thép chống mòn và vải nỉ - cao su chiếm tỷ trọng thấp hơn vào khoảng 10% nhưng kim ngạch nhập khẩu đều tăng qua các năm.

Trong quá trình hoạt động, công ty TNHH Lê Đoàn đã không ngừng củng cố phát triển đa dạng hóa các mặt hàng. Giá trị kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng đều tăng qua các năm. Tuy nhiên bảng số liệu trên cho thấy việc nhập khẩu hàng hóa công ty mang tính đa dạng chưa cao và kim ngạch nhập khẩu chưa lớn.

2.2.3 Thị trường nhập khẩu

Các thị trường có lượng hàng giao nhận lớn của công ty TNHH Lê Đoàn: - Khu vực Châu Á: gồm các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Singapore và nước một số khác như Hàn Quốc, Hồng Kông…

- Khu vực Châu Âu: Đức - Khu vực Châu Mỹ: Hoa Kỳ

Bảng 2.5: Thị trường nhập khẩu của công ty TNHH Lê Đoàn

ĐVT: Triệu đồng

Thị trường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6/2013

Châu Á 416 601 925 1.079

Châu Âu 139 254 308 616

Châu Mỹ 114 201 243 563

Tổng 669 1.056 1.476 2.258

Ta thấy rằng đây đều là những nước có cảng biển lớn, thuận lợi cho việc ra vào của tàu bè, và có các mặt hàng mà công ty cần kinh doanh.

Đối với thị trường các nước Châu Á: Giá trị nhập khẩu các mặt hàng đều tăng qua các năm. Đặc biệt tăng mạnh trong năm 2012 (tăng giá trị tuyệt đối 316 triệu ứng với tăng về tương đối là 53,91% so với 2011). Đây có thể nói là thị trường nhập khẩu chủ lực của công ty với tỷ trọng chiếm trên 50% trong các thị trường nhập khẩu. Do thị trường này có những lợi thế về khoảng cách vị trí địa lý, giá cả, chi phí vận chuyển, nhóm kinh tế khu vực ASEAN,…

Đối với thị trường các nước Châu Âu và Châu Mỹ: Giá trị kim ngạch cũng gia tăng qua các năm, đồng thời tỷ trọng cũng có xu hướng tăng dần. Công ty đang có xu hướng gia tăng nhập khẩu các mặt hàng từ những khu vực này do chất lượng hàng hóa tốt và được thị trường trong nước đang ưa chuộng và tin dùng.

2.2.4 Phương thức thanh toán

Năm 2013, công ty TNHH Lê Đoàn thực hiện các hợp đồng nhập khẩu hàng hóa đa số là theo điều kiện EXW, với phương thức thanh toán chủ yếu là chuyển tiền trả trước một phần hoặc toàn bộ giá trị hợp đồng tùy từng lô hàng. Việc áp

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬPKHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH LÊ ĐOÀN (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w