Tình hình kinh doanh hàng nhập khẩu tại công ty TNHH Lê Đoàn

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬPKHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH LÊ ĐOÀN (Trang 36)

2.2.1 Sản lượng và giá trị giao nhận

Sản lượng giao nhận: Tại công ty TNHH Lê Đoàn hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển chiếm trên 90% tổng sản lượng hàng hóa nhập khẩu. Hàng năm, khối lượng hàng trung bình mà công ty giao nhận qua các cảng biển Việt Nam vào khoảng 8 – 12 tấn, với tốc độ tăng bình quân khoảng 20%/năm.

Bảng 2.2: Sản lượng giao nhận hàng hóa NK bằng đường biển của công ty TNHH Lê Đoàn. ĐVT: Tấn Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Đến 6/2013 SLGN đường biển 7,5 8,7 10,9 12,1  SLGN toàn cty 8,1 9,3 11,7 13,2 Tỷ trọng (%) 92.59 93.54 93.18 91.67 Chỉ số phát triển (%) 16,00 25,28 11,01

(Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp của công ty)

Qua bảng trên ta thấy những năm gần đây, sản lượng giao nhận công ty tăng tương đối tốt. Năm 2011 sản lượng giao nhận tăng 16% so với 2010 và năm 2012 đạt mức cao nhất, lên đến hơn 10 tấn, tăng hơn 25% so với năm 2011. Con số này tăng tiếp tục vào năm 2013, chỉ mới 6 tháng năm 2013 công ty đã đạt mức sản lượng giao nhận lên đến 12.1. Điều này cho thấy công ty có chiến lược kinh doanh đúng đắn và được sự tin tưởng trong lòng của khách hàng.

So với tổng sản lượng giao nhận của công ty thì sản lượng giao nhận đường biển chiếm tỷ trọng trên 90%. Vì giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển có nhiều ưu điểm và là hoạt động chính của công ty.

Xét về mặt sản lượng giao nhận, công ty TNHH Lê Đoàn đã đạt được kết quả rất khả quan. Nhưng đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa, con số có ý nghĩa hơn đối với người giao nhận lại là giá trị giao nhận vì nó phản ánh số tiền có được khi tiến hành giao nhận một lô hàng, chính điều này cho thấy hàng năm công ty đã tiết kiệm một số tiền rất lớn khi tự mình thực hiện công việc này.

Giá trị giao nhận: Ở công ty TNHH Lê Đoàn, giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế chuyên chở bằng đường biển đạt mức cao và tăng qua các năm. Trung bình mỗi năm hoạt động này đã tiết kiệm và đóng góp không nhỏ vào thành công chung của toàn công ty.

Bảng 2.3: Giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH Lê Đoàn ĐVT: Triệu đồng Năm Giá trị 2010 2011 2012 6/2013 GTGN đường biển 554 848 1.155 1.819  GTGN toàn cty 669 1.056 1.476 2.258 Tỷ trọng (%) 82,81 80,30 78,25 80,55

Chỉ số phát triển (%) 53,06 36,20 57,48

(Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp của công ty)

Bảng trên cho thấy công ty tăng thu nhập từ hoạt động giao nhận bằng đường biển vẫn luôn chiếm phần chủ yếu trong các phương thức giao nhận hàng hóa, trung bình khoảng 80%. Đặc biệt năm 2010 lên tới 82.81% đạt tỷ trọng cao nhất trong các năm. Giá trị giao nhận đường biển của công ty ở mức cao, xu hướng tương đối đồng đều qua các năm.

Thêm vào đó, bối cảnh của thị trường tiêu thụ trong quý III/2013, hàng nhập về đã tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và những tháng cuối năm thường có nhu cầu tiêu thụ đạt mức cao trong năm. Từ đó có cơ sở tin tưởng rằng hoạt động này ở công ty TNHH Lê Đoàn sẽ ngày một phát triển và đạt được kết quả cao hơn nữa.

2.2.2 Mặt hàng nhập khẩu

Hiện nay, hoạt động giao nhận của công ty chủ yếu là các mặt hàng keo Cement, sơn phủ lót, chất hóa rắn, tấm caosu - băng vá caosu chịu lực, con lăn, vải nỉ, mát tít các loại… từ Singapore; Hồng Kông, Hàn Quốc, Mỹ, Đức; Ngoài ra công ty còn có nhập khẩu các loại thép chống mòn phủ hợp kim nhập từ Thái Lan.

Bảng 2.4: Tình hình nhập khẩu công ty TNHH Lê Đoàn theo các mặt hàng

ĐVT: Triệu đồng

Các mặt hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6/2013

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Keo, sơn phủ lót, chất hóa rắn, ... 269, 1 40,23 454, 6 43,05 628, 3 42,57 954, 2 42,26 Mát tít 171, 3 25,61 240, 6 22,78 343, 8 23,29 527, 5 23,36 Thép chống mòn 82,0 12,26 140, 3 13,29 183, 8 12,45 302, 3 13,39 Vải nỉ, caosu 81,2 12,14 120, 3 11,39 177, 9 12,05 248, 8 11,02 Mặt hàng khác 65,3 9,76 100, 2 9,49 142, 3 9,64 225, 1 9,97 Tổng cộng 669 100 1.05 6 100 1.47 6 100 2.25 8 100

Mặt hàng nhập khẩu mang lại giá trị cao nhất cho công ty là các mặt hàng về keo, sơn phủ lót, chất hóa rắn. Những mặt hàng này có kim ngạch nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng ở mức cao và ổn định trong 3 năm 2010 – 2012 (trên 25%).

Bên cạnh đó, mặt hàng về các loại mát tít, plastic mà công ty nhập về chiếm tỷ trọng tương đối lớn và cũng ổn định chiếm tỷ trọng trung bình là khoảng 24%.

Hai loại mặt hàng thép chống mòn và vải nỉ - cao su chiếm tỷ trọng thấp hơn vào khoảng 10% nhưng kim ngạch nhập khẩu đều tăng qua các năm.

Trong quá trình hoạt động, công ty TNHH Lê Đoàn đã không ngừng củng cố phát triển đa dạng hóa các mặt hàng. Giá trị kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng đều tăng qua các năm. Tuy nhiên bảng số liệu trên cho thấy việc nhập khẩu hàng hóa công ty mang tính đa dạng chưa cao và kim ngạch nhập khẩu chưa lớn.

2.2.3 Thị trường nhập khẩu

Các thị trường có lượng hàng giao nhận lớn của công ty TNHH Lê Đoàn: - Khu vực Châu Á: gồm các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Singapore và nước một số khác như Hàn Quốc, Hồng Kông…

- Khu vực Châu Âu: Đức - Khu vực Châu Mỹ: Hoa Kỳ

Bảng 2.5: Thị trường nhập khẩu của công ty TNHH Lê Đoàn

ĐVT: Triệu đồng

Thị trường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6/2013

Châu Á 416 601 925 1.079

Châu Âu 139 254 308 616

Châu Mỹ 114 201 243 563

Tổng 669 1.056 1.476 2.258

Ta thấy rằng đây đều là những nước có cảng biển lớn, thuận lợi cho việc ra vào của tàu bè, và có các mặt hàng mà công ty cần kinh doanh.

Đối với thị trường các nước Châu Á: Giá trị nhập khẩu các mặt hàng đều tăng qua các năm. Đặc biệt tăng mạnh trong năm 2012 (tăng giá trị tuyệt đối 316 triệu ứng với tăng về tương đối là 53,91% so với 2011). Đây có thể nói là thị trường nhập khẩu chủ lực của công ty với tỷ trọng chiếm trên 50% trong các thị trường nhập khẩu. Do thị trường này có những lợi thế về khoảng cách vị trí địa lý, giá cả, chi phí vận chuyển, nhóm kinh tế khu vực ASEAN,…

Đối với thị trường các nước Châu Âu và Châu Mỹ: Giá trị kim ngạch cũng gia tăng qua các năm, đồng thời tỷ trọng cũng có xu hướng tăng dần. Công ty đang có xu hướng gia tăng nhập khẩu các mặt hàng từ những khu vực này do chất lượng hàng hóa tốt và được thị trường trong nước đang ưa chuộng và tin dùng.

2.2.4 Phương thức thanh toán

Năm 2013, công ty TNHH Lê Đoàn thực hiện các hợp đồng nhập khẩu hàng hóa đa số là theo điều kiện EXW, với phương thức thanh toán chủ yếu là chuyển tiền trả trước một phần hoặc toàn bộ giá trị hợp đồng tùy từng lô hàng. Việc áp dụng phương thức thanh toán này công ty sẽ giảm được chi phí so với các phương thức khác mà vẫn đảm bảo được chất lượng và trọng lượng hàng hóa do các nhà cung cấp này đều là những đối tác quen thuộc của công ty trong nhiều năm qua.

2.2.5 Những tồn tại trong việc kinh doanh nhập khẩu của công ty

Hiện tại công ty chỉ mới thực hiện giao nhận hàng hóa mà công ty nhập về kinh doanh chứ chưa mở rộng thành dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế cho các công ty xuất nhập khẩu khác.

Trình độ nghiệp vụ của nhân viên làm bên hoạt động này còn hạn chế. Công ty chưa có phương tiện vận tải riêng và kho bãi riêng nên phụ thuộc nhiều vào các công ty cho thuê phương tiện và kho bãi.

Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ thể hiện vào mùa hàng hải, lượng hàng giao nhận quá lớn, làm không hết việc. Nhiều khi thiếu thiết bị, không có container, không xin được chỗ tàu mẹ. Song đến mùa hàng xuống, khối lượng hàng giảm, công việc vì thế mà cũng ít đi. Tính thời vụ này khiến cho hoạt động của công ty không ổn định, kết quả kinh doanh theo tháng không đồng đều. Tồn tại này mang tính khách quan, nằm ngoài sự trù liệu của doanh nghiệp nên để khắc phục không đơn giản, nó cần sự vận động của bản thân doanh nghiệp, hơn thế là sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng.

Xuất phiếu EIR Đối chiếu Manifest Thanh lý hải quan cổng

Nhận hàng D/O

Phiếu EIR Tờ khai hải quan

Giao hàng Giao phiếu EIR

cho tài xế lấy hàng Quyết toán, lưu hồ sơ Tờ khai hải quan

bản chính Tính thuế

Nhập Khẩu

Mở tờ khai Kiểm hóa

(đối với luồng đỏ) Trả tờ khai Nhận và kiểm tra

chứng từ

Giấy giới thiệu Thông báo hàng đến Hợp đồng mua bán Hóa đơn thương mại Packing list

Bill of lading Giấy giới thiệu

Giấy nộp thuế vào NSNN Thông quan hàng hóa

tại chi cục hải quan Lấy lệnh giao hàng

(D/O) từ đại lý tàu

Tờ khai hải quan Giấy giới thiệu Hợp đồng mua bán Hóa đơn thương mại Packing list

Bill of lading

2.3 Quy trình nhận hàng nhập khẩu hàng hóa nguyên container2.3.1 Sơ đồ quy trình nhận hàng nguyên container 2.3.1 Sơ đồ quy trình nhận hàng nguyên container

2.3.2 Diễn giải quy trình nhận hàng nguyên container

- Bước 1: Nhận và kiểm tra chứng từ

Nhân viên giao nhận tiến hành kiểm tra chứng từ của một cách nhanh chóng nhưng cẩn thận bằng cách xem thông tin trên vận đơn có trùng khớp và đầy đủ các thông tin, tên người gửi, người nhận, tên tàu và ngày tàu đến, số cont và số seal, chi tiết hàng hóa.

Trong trường hợp không trùng khớp với các số liệu giữa các chứng từ với nhau, nhân viên giao nhận có nhiệm vụ báo cho công ty để kịp thời bổ sung và điều chỉnh gấp. Trường hợp công ty bổ sung chứng từ không kịp thời thì phải tốn thêm về các khoản chi phí điều chỉnh.

- Bước 2: Lấy lệnh giao hàng D/O từ đại lý tàu

Trước ngày dự kiến hàng đến thông thường từ 1 đến 2 ngày công ty sẽ nhận được giấy báo hàng đến của hãng tàu. Dựa vào số vận đơn trên giấy báo để lấy lệnh cũng như đóng các khoản phí liên quan.

Nhân viên giao nhận thực hiện việc đi đổi lệnh phải cầm giấy giới thiệu kèm theo giấy báo nhận hàng chờ xuất hoá đơn để lấy lệnh. Đối với hàng FCL thì công ty sẽ đóng tiền cược container và đóng dấu chuyển thẳng tại đại lý hãng tàu khi có nhu cầu. Tùy mỗi hãng tàu mà phí mượn cont có hoặc không, nhiều hay ít.

- Bước 3: Thông quan hàng hóa nhập khẩu

 Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan gồm:

+ Tờ khai hải quan: 2 bản chính (1 bản dành cho công ty, 1 bản dành cho hải quan lưu)

+ Hóa đơn thương mại (invoice): 1 bản chính + Phiếu đóng gói (packing list): 1 bản chính + Giấy giới thiệu của công ty: 1 bản chính + Vận đơn (B/L): 1 bản photo của hãng tàu  Khai báo hải quan điện tử

Nhân viên giao nhận dùng phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS_EX4 để truyền số liệu lên tờ khai qua mạng. Nếu truyền thành công hệ thống mạng của hải quan tự động báo số tiếp nhận hồ sơ, số tờ khai và phân luồng hàng hóa. Luồng hàng hóa nhập khẩu có 3 luồng: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ. Và quy trình thông quan sẽ chia làm 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Nhập miễn kiểm đối với phân luồng xanh và vàng

Mở tờ khai Hải quan: Nhân viên giao nhận sau khi lập tờ khai hải quan, khai báo qua mạng để lấy số tiếp nhận, số tờ khai, phân luồng kiểm hóa. Sau đó, tiến hành đăng ký mở tờ khai hải quan tại cảng. Nhân viên giao nhận đến hải quan mở tờ khai xác nhận công ty có nợ thuế, bị phạt chậm nộp thuế hay không đóng thuế. Nếu không vi pham thì nộp lại cùng với bộ chứng từ để Hải quan kiểm tra. Các chứng từ phải nộp:

+ Báo cáo thông tin thuế.

+ Tờ khai Hải quan nhập khẩu (2 bản chính) + Hợp đồng mua bán (1 bản sao y bản chính) + Hóa đơn thương mại (1 bản chính)

+ Vận đơn đường biển (sao y) + Packing list (1bản chính). + Giấy giới thiệu của công ty.

Nếu doanh nghiệp vi phạm chậm nộp thuế thì nhân viên giao nhận tiến hành nộp thuế cho Doanh nghiệp. Sau đó, sao y biên nhận nộp thuế nộp lại Hải quan tiếp nhận hồ sơ cùng với bộ chứng từ để Hải quan kiểm tra.

Hải quan tiếp nhận bộ hồ sơ và dựa vào mã số thuế của doanh nghiệp, tra cứu trên mạng xem doanh nghiệp có tên trong danh sách bị cưỡng chế hay không và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế. Sau khi kiểm tra xong Hải quan sẽ chuyển qua bộ phận tính giá thuế.

Tính giá thuế: Hải quan kiểm tra lại thuế tính trong tờ khai có đúng với số tiền thực tế mà doanh nghiệp phải nộp không. Nếu doanh nghiệp được ân hạn thuế thì đóng dấu xác nhận. Nếu doanh nghiệp phải đóng thuế ngay thì nhân viên giao nhận đóng thuế và sao y biên nhận nộp tiền vào ngân sách Nhà nước nộp lại cho cửa tính thuế xác nhận.

Trả tờ khai Hải quan: Sau khi kiểm tra và đóng dấu Hải quan sẽ chuyển qua cửa trả tờ khai. Nhân viên giao nhận nhận lại tờ khai để nhận hàng. Hải quan trả lại bộ chứng từ bao gồm: Tờ khai Hải quan và Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ.

Trường hợp 2: Hàng hóa nhập khẩu kiểm hóa (luồng đỏ)

Mở tờ khai Hải quan (tương tự trường hợp 1)

Tính giá thuế (tương tự trường hợp 1)

Kiểm hóa: Nhân viên giao nhận xem bảng phân công kiểm hóa để liên lạc với cán bộ Hải quan kiểm hóa. Sau đó đăng ký chuyển bãi kiểm hóa cho container và mua seal cho container. Tiếp theo, nhân viên giao nhận xuống bãi (liên hệ phòng điều độ) làm giấy yêu cầu cắt seal và hạ cont nếu cần, kêu công nhân đến cắt seal (có sự giám sát hoặc sự đồng ý của hải quan kiểm hóa). Đồng thời, liên lạc với Hải quan kiểm hóa xuống bãi kiểm tra hàng hóa theo mức độ Hải quan yêu cầu. Sau khi kiểm hóa hoàn tất, nhân viên giao nhận bấm seal cho container lại.

Trả tờ khai Hải quan: Sau khi kiểm tra và đóng dấu xong Hải quan sẽ chuyển qua cửa trả tờ khai Hải quan. Nhân viên giao nhận tờ khai để nhận hàng. Hải quan trả lại bộ chứng từ bao gồm: Tờ khai Hải quan, phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ, phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa.

- Bước 4: Nhận hàng

Xuất phiếu EIR: Nhân viên giao nhận đến thương vụ nộp D/O (có dấu của Hãng tàu) và đóng tiền nâng/hạ, lưu container để xuất phiếu EIR. Đối chiếu Manifest: xác nhận hàng nhập khẩu có trong thực tế dỡ của tàu và hải quan đóng dấu. Sau đó nhân viên giao nhận chỉ cần lấy phiếu EIR đi nhận hàng. Hồ sơ đối chiếu Manifest gồm: Tờ khai hải quan (1 bản chính); Phiếu EIR; Bộ lệnh D/O (1 bản chính)

Thanh lý hải quan cổng: Nhân viên giao nhận mang bộ chứng từ gồm: Lệnh giao hàng; Phiếu EIR; Tờ khai Hải quan (bản chính và copy)

Hải quan sẽ vào sổ về lô hàng và đóng dấu vào tờ khai và phiếu EIR. Nhân viên giao nhận nhận lại tờ khai Hải quan (bản chính) và phiếu EIR.

- Bước 5: Giao hàng

Đến đây coi như quy trình thông quan hàng hóa và các thủ tục liên quan của nhân viên giao nhận để nhập khẩu hàng hóa đã xong, tiếp theo nhân viên giao nhận sẽ đưa phiếu EIR để tài xế xe sẽ có nhiệm vụ lấy hàng từ cảng và giao về cho công ty.

- Bước 6: Quyết toán và lưu hồ sơ

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬPKHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH LÊ ĐOÀN (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w