Sự cần thiết phải ĐTBD cán bộ công chức Thanh tra cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thanh tra cấp huyện ở tỉnh an giang (Trang 29 - 32)

Có thể thấy rằng đội ngũ CBCC Thanh tra cấp huyện là một bộ phận quan trọng của nền hành chính nhà nước nói chung và của ngành Thanh tra nói riêng. Chất lượng của đội ngũ CBCC Thanh tra cấp huyện có tính quyết định đến chất lượng của nền hành chính và hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Do đó, nhu cầu chỉnh đốn và nâng cao chất lượng, trình độ của đội ngũ này trong điều kiện hội nhập hiên nay là rất cần thiết vì các lý do cơ bản sau:

Một là, xuất phát từ vai trò ĐTBD CBCC ngành Thanh tra. Khi nói về

vai trò của giáo dục và ĐTBD nói chung, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán với quan điểm “con người là nguồn lực quý báu nhất, là trung tâm của sự phát triển”. Đồng thời, theo Điều 26, 27 Luật Thanh tra, năm 2010 quy định “Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của

sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, của UBND cấp xã; Thanh tra vụ việc phức tạp, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp

huyện, UBND cấp xã,...” [30, tr.15] để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được

giao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi CBCC Thanh tra cấp huyện cần trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc, cách thức hoạt động để thực thi nhiệm vụ hiệu quả.

Hai là, xuất phát từ chất lượng CBCC Thanh tra cấp huyện. Hiện nay,

phần lớn đội ngũ CBCC đã được rèn luyện và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ CBCC từng bước nâng cao về mọi mặt, góp phần tích cực vào thành công của sự nghiệp phát triển đất nước trong thời gian qua. Song, hoạt động của cơ quan Thanh tra cấp huyện nhìn chung vẫn chưa theo kịp những yêu cầu ngày càng cao của quản lý nhà nước, chưa đáp ứng hết những mong muốn của Đảng, Nhà nước và kỳ vọng của nhân dân. Do đó, cần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho CBCC đáp ứng với yêu cầu tình hình mới.

Ba là, xuất phát từ yêu cầu của “Chiến lược phát triển ngành Thanh tra

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã đề cập “…Việc thực thi Hiến pháp năm 2013 đang đặt ra yêu cầu đối với ngành Thanh tra thực hiện hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cũng như hội nhập quốc tế cũng đòi hỏi ngành Thanh tra cần phải đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động nhằm theo kịp và phù hợp với yêu cầu

của sự phát triển và hội nhập quốc tế...” [10]. Do đó, đổi mới và nâng cao

chất lượng công tác ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện là yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, đảm bảo được địa vị pháp lý của các cơ quan Thanh tra trong tương lai.

Từ những lý do nêu trên, việc tiếp tục đẩy mạnh công tác ĐTBD nâng cao năng lực cho đội ngũ CBCC Thanh tra cấp huyện đảm bảo vững mạnh, chuyên nghiệp và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập là rất cần thiết.

Tiểu kết chương

Thực hiện chính sách ĐTBD CBCC nói chung và CBCC Thanh tra cấp huyện nói riêng là điều kiện quan trọng góp phần nâng cao năng lực đội ngũ CBCC Thanh tra cấp huyện. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác xây dựng, phát triển nhân lực ngành Thanh tra nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nói chung. ĐTBD được đội ngũ CBCC đủ sức, đủ tài thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới giúp bộ máy nhà nước ngày càng vững mạnh.

Trong chương này, học viên đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đặc điểm, vai trò của nhân lực ngành Thanh tra, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về ĐTBD CBCC, quy trình thực hiện chính sách, những nội dung ĐTBD công chức Thanh tra cấp huyện, các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách ĐTBD đối tượng này trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay. Tất cả những vấn đề lý luận này sẽ là cơ sở, là nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện trên địa bàn tỉnh An Giang một cách đúng đắn, khoa học, khách quan ở chương 2 và đề ra một số giải pháp thực hiện chính sách ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện ở tỉnh An Giang trong thời gian tới.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thanh tra cấp huyện ở tỉnh an giang (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)