Kết quả khảo sát đánh giá thực hiện chính sách và nhu cầu ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thanh tra cấp huyện ở tỉnh an giang (Trang 49 - 54)

CBCC Thanh tra cấp huyện trong thời gian tới

Bên cạnh việc khảo sát đánh giá kết quả thực hiện chính sách ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện ở tỉnh An Giang, học viên cũng tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu ĐTBD của CBCC Thanh tra cấp huyện làm căn cứ đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện ở tỉnh An Giang trong thời gian tới. Để thực hiện đánh giá này, học viên xây

dựng phiếu khảo sát dựa trên các tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện trên địa bàn tỉnh An Giang.

Học viên tiến hành khảo sát 73 công chức công tác tại Thanh tra cấp huyện là nhóm đối tượng đã, đang và sẽ tham gia các khóa ĐTBD CBCC sắp tới và đạt được một số kết quả sau:

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát mức độ phù hợp của thời gian, địa điểm và hình thức các khóa đào tạo, bồi dưỡng

TT Nội dung Kết quả đánh giá (người) Phù hợp Chưa phù hợp Khác

1 Thời gian ĐTBD 59 14 0

2 Địa điểm ĐTBD 67 6 0

3 Hình thức ĐTBD 70 3 0

Nguồn: Học viên khảo sát, 2020

Về thời gian, hình thức các khóa đào tạo, bồi dưỡng

Kết quả Bảng 2.5 cho thấy đa số CBCC Thanh tra cấp huyện đều đánh giá cao về mức độ phù hợp thời gian, địa điểm và hình thức ĐTBD. Tuy nhiên, vẫn còn 14 người cho rằng thời gian ĐTBD như hiện nay là chưa phù hợp, nguyên nhân là do đa số CBCC vẫn còn phải đảm bảo nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan trong quá trình tham gia ĐTBD.

Về mục đích tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng

Đến 46,58% số người tham gia khảo sát đã tham gia các khóa ĐTBD nhằm mục đích đạt đủ chuẩn theo quy định; 16,44% nhằm đạt mục đích thăng tiến; 28,77% nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và 8,21% lựa chọn mục đích khác (tham gia do được cử đi học).

Về phương pháp truyền đạt của giảng viên

Kết quả hình 2.1 cho thấy đa số CBCC Thanh tra cấp huyện đều đánh giá cao về phương pháp truyền đạt của giảng dạy dễ hiểu chiếm 67,32%. Tuy nhiên, vẫn còn 8,50% đánh giá phương pháp truyền đạt của giáo viên như

hiện nay là chưa đạt do giáo viên chủ yếu truyền đạt lý thuyết chưa có nhiều tình huống liên hệ giữa bài giảng với tình hình thực tế của ngành, địa phương.

Hình 2.1. Đánh giá phương pháp truyền đạt của giáo viên các khóa ĐTBD

Nguồn: Học viên khảo sát, 2020

Về khả năng đáp ứng của kiến thức, nội dung, kỹ năng của khóa ĐTBD đối với nhu cầu của cá nhân

CBCC cho rằng: nội dung, kiến thức ĐTBD là đáp ứng với nhu cầu (78,60%). Có 21,40% ý kiến không đáp ứng nhu cầu, còn bị trùng lặp với những khóa ĐTBD khác hoặc nội dung chưa có nhiều tính thực tiễn, nặng về lý thuyết nên khó hiểu và khó nhớ.

Hình 2.2. Mức độ phù hợp của kiến thức, kỹ năng được ĐTBD so với nhu cầu

Về lợi ích của bằng cấp, chứng chỉ nhận được sau khi ĐTBD

Theo kết quả khảo sát, các ý kiến tập trung vào mức độ tăng thu nhập đạt 16,44%; tăng cơ hội thăng tiến đạt 28,77%; 8,21% cho rằng không có lợi ích gì và 46,58% ý kiến khác (tự hoàn thiện bản thân hoặc vừa tăng cơ hội thăng tiến, vừa tăng thu nhập, đáp ứng nhu cầu công việc). Điều này chứng tỏ rằng công chức chưa thật sự quan tâm đến lợi ích của việc đào tào, bồi dưỡng.

Về mức độ đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay

Hiệu quả của công tác ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu đặt ra đạt tỷ lệ 80,82%. Tỷ lệ người đánh giá chưa đạt yêu cầu chiếm 19,18%, điều đó thể hiện còn có một số hạn chế trong công tác ĐTBD của tỉnh cần được cải thiện trong thời gian tới.

Bảng 2.6. Mức độ đáp ứng chung so với yêu cầu của công tác ĐTBD TT Mức độ đáp ứng Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Tốt 33 45,20

2 Đạt yêu cầu 26 35,62

3 Chưa đạt yêu cầu 14 19,18

Tổng cổng 73 100

Nguồn: Học viên khảo sát, 2020

Về chế độ chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức khi tham gia ĐTBD

Qua bảng 2.7 và 2.8 cho thấy chế độ chính sách hỗ trợ CBCC Thanh tra cấp huyện khi tham gia ĐTBD chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế chiếm tỷ lệ khá cao 65,75%, bởi lẽ quy định hỗ trợ tiền nhiên liệu (xăng) chỉ được thực hiện khi quãng đường từ cơ quan đến các cơ sở đào tạo từ 15km trở lên, đối với các trường hợp dưới 15km nhưng lại trên 10km thì không được hỗ trợ,... Bên cạnh đó, việc thanh quyết toán và chi hỗ trợ còn chậm so với yêu cầu.

Bảng 2.7. Chế độ, chính sách hỗ trợ CBCC Thanh tra cấp huyện tham gia ĐTBD

TT Mức chi hỗ trợ so với nhu cầu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Đáp ứng 10 13,70

2 Đáp ứng tương đối 15 20,55

3 Chưa đáp ứng 48 65,75

Tổng cộng 73 100

Nguồn: Học viên khảo sát, 2020

Bảng 2.8. Công tác thanh quyết toán và chi hỗ trợ CBCC tham gia ĐTBD TT Việc thanh quyết toán và

chi hỗ trợ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Nhanh chóng 25 34,25

2 Chậm 48 65,75

3 Ý kiến khác 0 0

Tổng cộng 73 100

Nguồn: Học viên khảo sát, 2020

Về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian sắp tới

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát nhu cầu ĐTBD của CBCC Thanh tra cấp huyện

TT Nhu cầu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

1.1 Chuyên môn, nghiệp vụ:

- Nghiệp vụ thanh tra viên cao cấp - Nghiệp vụ thanh tra viên chính - Nghiệp vụ thanh tra viên

- Các lớp kỹ năng, nghiệp vụ bổ trợ 12 36 8 59 16,44 49,32 10,96 80,82 1.2 Bồi dưỡng kiến thức về QLNN

- Ngạch chuyên viên cao cấp - Ngạch chuyên viên chính 5 27 6,85 36,99 1.3 Bồi dưỡng LLCT - Trình độ cao cấp 38 52,05

- Trình độ trung cấp 14 19,18 1.4 ĐTBD trình độ tin học, ngoại ngữ

- Tin học ứng dụng

- Ngoại ngữ (B1 Anh văn)

71 67 97,26 91,78 2. Hình thức ĐTBD 2.1 Tại chỗ bán tập trung 38 52,05 2.2 Tập trung 35 47,95 3. Thời gian ĐTBD 3.1 Khóa ngắn hạn 45 61,64 3.2 Khóa dài hạn 28 38,26 4. Thời gian tổ chức ĐTBD

4.1 Ngoài giờ làm việc hoặc cuối tuần 38 52,05

4.2 Trong giờ làm việc 35 47,95

Nguồn: Học viên khảo sát, 2020

Khi được khảo sát về nhu cầu ĐTBD trong thời gian sắp tới, đa số CBCC Thanh tra cấp huyện có ý kiến cho rằng thời gian tới cần tập trung ĐTBD về các lớp kỹ năng, nghiệp vụ khác (chiếm tỷ lệ 80,82%) với hình thức tại chỗ, không tập trung (52,05%) và thời điểm vào cuối tuần hoặc ngoài giờ làm việc (52,05%); nhu cầu về ĐTBD LLCT gồm trình độ cao cấp là 52,05%, trung cấp 19,18%, các lớp nghiệp vụ thanh tra như thanh tra viên cao cấp 16,44%, thanh tra viên chính 49,32%, thanh tra viên là 10,96%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thanh tra cấp huyện ở tỉnh an giang (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)