Nâng cao năng lực của chủ thể thực hiện chính sách và tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thanh tra cấp huyện ở tỉnh an giang (Trang 71 - 75)

nguồn lực thực hiện chính sách

Khi chính sách được thực hiện thì người trực tiếp tham gia vào quá trình này chính là CBCC, đây là đối tượng vừa chủ thể thực hiện vừa là đối tượng thụ hưởng, là chủ thể quan trọng do đó cần sự nhạy bén của CBCC trong quá trình thực thi chính sách là yêu cầu cần thiết góp phần thực hiện chính sách đạt hiệu quả hơn. Do đó, cần ĐTBD nâng cao năng lực những người tham gia trực tiếp thực thi chính sách để học cần có tinh thần, thái độ, trách nhiệm, hiểu biết cao trong thực thi chính sách nhằm mang lại hiệu quả cho chính sách. Đồng thời, họ phải am hiểu và nắm vững từng bước trong thực hiện chính sách từ khâu xây dựng, chỉ đạo điều hành thực hiện, tuyên truyền phổ biến, phân công phối hợp, duy trì, đôn đốc và tổng kết đánh giá có như thế khi thực hiện chính sách mang lại hiệu quả thiết thực. Để thực hiện được điều đó, CBCC thực hiện chính sách cần nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, năng lực phổ biến, tuyên truyền chính sách, năng lực phân công, phối hợp thực hiện

chính sách, năng lực duy trì chính sách, năng lực điều chỉnh chính sách, năng lực theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách và năng lực đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách.

Nâng cao năng lực xây dựng chính sách ĐTBD CBCC chính là nâng cao khả năng xây dựng kế hoạch có tính chính xác, khả thi cao, không thực hiện điều chỉnh nhiều lần trong quá trình thực hiện chính sách. Điều này đòi hỏi CBCC khi xây dựng chính sách ĐTBD cần phải am hiểu và nắm chắc mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng, tầm quan trọng của chính sách. Từ đó xác định đúng mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ cụ thể, các nguồn lực (nhân lực, kinh phí), thời gian và giải pháp tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao. Nâng cao năng lực phổ biến, tuyên truyền chính sách ĐTBD CBCC chính là nâng cao khả năng phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách đạt hiệu quả cao. Đòi hỏi CBCC cần phải am hiểu, nắm rõ nội dung, nhiệm vụ, đối tượng chính sách ĐTBD mình muốn tuyên truyền từ đó lựa chọn các kỹ năng, giải pháp, hình thức để quán triệt, phổ biến tuyên truyền chính sách phù hợp với từng đối tượng như mở lớp tập huấn, xây dựng văn bản hướng dẫn phổ biến cụ thể việc thực hiện chính sách, đăng tải tuyên truyền trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử… trong quá trình thực hiện cần đảm bảo chính xác, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, không bổ sung các quy địng mang tính chất khó hiểu và làm sai lệch mục đích của chính sách.

Nâng cao năng lực phân công, phối hợp thực hiện chính sách ĐTBD CBCC chính là nâng cao khả năng tổ chức điều hành thực hiện chính sách ĐTBD một cách khoa học, hợp lý, chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng, có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể rõ ràng trong thực hiện chính sách đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan. Do đó đòi hỏi CBCC đặc biệt là CBCC lãnh đạo cần phải có khả năng, trình độ, năng lực chuyên môn, nắm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức để việc phân công, phối hợp cụ thể và rõ ràng hơn tránh việc trùng chéo trong quá trình thực hiện.

Nâng cao năng lực duy trì ĐTBD CBCC là nâng cao khả năng, kiến thức, kỹ năng của CBCC trong tham mưu đề xuất các giải pháp bảo đảm cho chính sách được duy trì, tồn tại và phát triển trong môi trường thực tế. Đòi hỏi CBCC cần phải am hiểu, nắm vững chính sách, phải có trình độ, năng lực, trách nhiệm tham mưu đề xuất các giải pháp, sử dụng và kết hợp các công cụ phù hợp, hợp lý để duy trì việc thực hiện chính sách.

Nâng cao năng lực điều chỉnh chính sách ĐTBD CBCC chính là nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ của CBCC trong tham mưu đề xuất điều chỉnh các giải pháp, cơ chế để chính sách được thực hiện trong thực tế mang lại hiệu quả cao hơn và việc điều chỉnh này không làm thay đổi mục tiêu của chính sách ĐTBD CBCC. Đòi hỏi CBCC phải am hiểu chính sách, các quy định, các công cụ thực hiện, có kiến thức và kỹ năng phân tích các hạn chế, khó khăn cũng như những bất cập trong quá trình thực hiện chính sách để từ đó đề xuất những điều chỉnh, bổ sung phù hợp, khoa học mà không làm thay đổi mục tiêu ban đầu của chính sách đã đặt ra.

Nâng cao năng lực theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách ĐTBD CBCC thông qua nâng cao kiến thức, kỹ năng, trách nhiệm của CBCC trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra. Đòi hỏi CBCC cần phải am hiểu những mục tiêu, đối tượng, nội dung, các công cụ thực hiện chính sách ĐTBD CBCC. Đồng thời đòi hỏi CBCC phải có kỹ năng nắm bắt, thu thập thông tin, phân tích, đối chiếu giữa thực tế so với những mục tiêu kế hoạch đề ra để từ đó có những đề xuất các giải pháp chấn chỉnh kịp thời góp phần hoàn thiện chính sách và hiệu quả chính sách.

Nâng cao năng lực đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách ĐTBD CBCC đó là năng cao năng lực đánh giá, xem xét, kết luận về sự chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện chính sách ĐTBD, chất lượng đạt được của đối tượng thụ hưởng. Khi đánh giá, xem xét cần có các tiêu chí cụ thể, cần kết hợp các quy định có liên quan để việc xem xét đánh giá khách quan,

khoa học. Đòi hỏi CBCC làm công tác đánh giá cần phải có trình độ, kiến thức, kỹ năng nhất định, am hiểu tường tận chính sách, để đánh giá, phân tích những ưu điểm, hạn chế, đánh giá được kết quả thực hiện chính sách từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách.

Ngoài ra, ĐTBD nâng cao nhận thức cho CBCC tham mưu thực hiện chính sách để họ nhận thấy được tầm quan trọng, vị trí, vai trò của chính sách ĐTBD, để từ đó họ có sự đầu tư đúng mức, sự quan tâm sâu sắc và toàn diện hơn góp phần cho việc thực hiện chính sách ngày càng hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, cần nâng cao phẩm chất của đội ngũ CBCC thực thi chính sách ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện. Chúng ta có thể thấy rằng CBCC có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện chính sách. Do đó, chúng ta cần đổi mới, nâng cao phẩm chất CBCC thông qua các buổi tuyên truyền, quán triệt những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,…

Tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách, trước hết là tăng cường cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục, cụ thể trước mắt cần tập trung nâng cấp hội trường và khu nhà làm việc cho Trường Chính trị Tôn Đức Thắng và bố trí thêm kinh phí để đầu tư mua sắm mới hệ thống âm thanh, đèn chiếu, máy chiếu, bàn ghế, phòng nghỉ ngơi đảm bảo các trang thiết bị nghe nhìn, tivi, quạt điện cho đội ngũ giảng viên, hệ thống cây xanh, cảnh quang… để đảm bảo hoạt động dạy, học hiệu quả và khoa học hơn.

Bên cạnh đó, cần tăng cường nguồn lực tài chính để hỗ trợ cho CBCC trong quá trình tham gia ĐTBD đảm bảo đáp ứng được nhu cầu so với thực tế. Cần có chế độ phù hợp, hợp lý hơn đối với các trường hợp tham gia ĐTBD ngoài tỉnh. Đổi mới chế độ sử dụng kinh phí ĐTBD sao cho phù hợp với từng đối tượng, loại hình ĐTBD. Việc đổi mới chế độ sử dụng kinh phí cần được thực hiện theo hướng khuyến khích áp dụng hình thức ĐTBD theo nhu cầu thực tế và vị trí việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thanh tra cấp huyện ở tỉnh an giang (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)