Đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thanh tra cấp huyện ở tỉnh an giang (Trang 32 - 34)

của tỉnh An Giang và vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Thanh tra cấp huyện, tỉnh An Giang

2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh An Giang của tỉnh An Giang

An Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, là tỉnh biên giới giáp với Vương quốc Campuchia với 02 cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương, 02 cửa khẩu quốc gia Khánh Bình và Vĩnh Hội Đông. Phía Bắc Tây Bắc giáp với Vương quốc Campuchia, phía Tây Nam giáp với tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp với Cần Thơ, phía Đông giáp với Đồng Tháp. Có diện tích tự nhiên là 3.536 km2. Địa hình ít phức tạp (đồng bằng và đồi núi), sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ do phù sa bồi đắp… thuận lợi phát triển nông - lâm nghiệp - thủy sản và du lịch.

Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh giai đoạn 2015-

2020 đạt 5,25%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2020 tỷ trọng nông - lâm - thủy sản trong GDP là 32,86%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 4,18 tỷ USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội gần 127.360 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 502 nghìn tỷ đồng; thu ngân sách ước đạt 31.345 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người là 46,80 triệu đồng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ sản xuất, sinh hoạt được tập trung đầu tư, diện mạo nông thôn, đời sống người dân khởi sắc hơn. Toàn tỉnh có 61/119 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới [36, tr.5, tr.88].

Về thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân với hạ tầng thương mại, dịch vụ phát triển khá đồng bộ. Xúc tiến thương mại, phát triển thị trường được đẩy mạnh. Trong du lịch, tỉnh luôn phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, phát triển đa dạng có loại hình du lịch góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng số lượng khách du lịch và doanh thu dịch vụ [36, tr.6].

Về phát triển công nghiệp - xây dựng: Hạ tầng giao thông được ưu tiên

đầu tư, tạo kết nối các trục giao thông chính qua tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên và Campuchia, phục vụ quốc phòng, an ninh kết hợp sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch, khai thác quỹ đất. Lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến tăng trưởng ổn định, nhiều doanh nghiệp đầu tư chế biến lúa gạo, thủy sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, công suất lớn. Toàn tỉnh có 545 doanh nghiệp công nghiệp, trong đó có 419 doanh nghiệp chế biến, chế tạo và hàng nghìn cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, lao động trong ngành công nghiệp là 61.110 người [36, tr.6].

Về văn hóa - xã hội: Mạng lưới, quy mô giáo dục, đào tạo phát triển ở các

bậc học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, phủ khắp các xã, phường, thị trấn, đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội. Toàn tỉnh đến năm 2019 có số dân khoảng 1,9 triệu người. Các tộc người có truyền thống văn hóa đặc sắc, độc đáo, hình thành nên cốt cách, phong cách văn hóa ứng xử đặc trưng có các tôn giáo như: Đạo Phật, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo... và nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian khác [36, tr.7].

Về quốc phòng, an ninh: An Giang là tỉnh có đường biên giới tiếp giáp

với Campuchia khoảng 100km. Mặc dù tình hình biên giới và an ninh vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp nhưng các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giữ vững quốc phòng, an ninh ở địa phương. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội được tăng cường góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh [36].

Với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh An Giang là tỉnh vừa có đồng bằng vừa có đồi núi, có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia dài khoảng 100km, là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống đã phần nào tác động đến chính sách ĐTBD CBCC nói chung và Thanh tra cấp huyện nói riêng. Mặt khác, điều kiện xã hội ổn định, kinh tế phát triển đã tạo điều kiện cho đội ngũ CBCC yên tâm công tác, phát huy năng lực vốn có của mình cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh, đặc biệt là đội ngũ CBCC công tác tại Thanh tra cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thanh tra cấp huyện ở tỉnh an giang (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)