Mục tiêu, định hướng hoàn thiện chính sách ĐTBD nhân lực Thanh tra cấp huyện ở tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thanh tra cấp huyện ở tỉnh an giang (Trang 62 - 65)

tra cấp huyện ở tỉnh An Giang

Mục tiêu chung trong việc hoàn thiện chính sách ĐTBD CBCC là tạo sự đổi mới, cải cách mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả ĐTBD nguồn nhân lực góp phần xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp và nhà quản lý có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Xây dựng đội ngũ CBCC là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, phải được tiến hành một cách khoa học, thận trọng, thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả, đầu tư xây dựng đội ngũ CBCC là đầu tư phát triển lâu dài, bền vững.

Với việc xem cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, Đại hội XII và Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” [1, tr.207]. Ngày 15/01/2016, Chính phủ ban hành Quyết định số 163/QĐ-TTG về phê duyệt đề án ĐTBD CBCC viên chức giai đoạn 2016- 2025 với mục tiêu chung: “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả ĐTBD, góp phần xây dựng đội ngũ CBCC viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế” [11, tr.2].

Đồng thời, theo Nghị định số 101/201/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về ĐTBD CBCC viên chức; Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều Nghị định số 101/2017/NĐ- CP quy định: “cần trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm

vụ trong hoạt động công vụ của CBCC và hoạt động nghề nghiệp của viên chức góp phần xây dựng đội ngũ CBCC viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước”. Theo Quyết định số 2857/QĐ- TTCP ngày 21/10/2011 của Thanh tra Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành Thanh tra giai đoạn 2011-2020 đã nhấn mạnh: cần quán triệt sâu sắc quan điểm cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của công việc, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của ngành Thanh tra. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực ngành Thanh tra là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, đồng thời vừa là quyền và vừa là nghĩa vụ của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong toàn ngành Thanh tra [35].

Đối với tỉnh An Giang, đã ban hành Kế hoạch số 718/KH-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh về ĐTBD CBCC viên chức trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả ĐTBD, góp phần xây dựng đội ngũ CBCC viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; Nâng cao trình độ, năng lực cạnh tranh của nhân lực trong hội nhập, phát triển bền vững, ổn định xã hội [54, tr.2] với các mục tiêu cụ thể:

Tổ chức ĐTBD nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ của CBCC viên chức, đại biểu HĐND các cấp, trong đó tập trung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng - an ninh; đảm bảo hàng năm ít nhất 80% CBCC được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng đạo đức công vụ, 70% được cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ. Khuyến khích CBCC viên chức của tỉnh, cấp huyện tự học ngoại ngữ để đạt

tiêu chuẩn với trình độ khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo tương ứng với ngạch, chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm. Tổ chức đào tạo sau đại học cho đội ngũ CBCC viên chức từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước theo kế hoạch đào tạo do Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt.

Ngoài ra, theo Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [10, tr.8] về định hướng đổi mới công tác cán bộ quy định trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 cần tập trung:

Nghiên cứu, sửa đổi các quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý đội ngũ thanh tra viên theo hướng đảm bảo tính chuyên nghiệp, kỷ cương, trách nhiệm. Nghiên cứu sửa đổi các quy định về ĐTBD CBCC viên chức Thanh tra nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả việc giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Nghiên cứu, đề xuất chế độ đãi ngộ phù hợp cho đội ngũ CBCC viên chức trong ngành Thanh tra. Thực hiện rà soát, đánh giá, ĐTBD và sắp xếp, bố trí đội ngũ CBCC viên chức cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Xây dựng đội ngũ CBCC viên chức chính quy hiện đại, bản lĩnh, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Như vậy, với những quan điểm, chủ trương, định hướng nêu trên cho thấy yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành Thanh tra đã được xác định cùng với xu hướng phát triển ngành Thanh tra phù hợp với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn; tăng cường tính tập trung, thống nhất, chủ động, tích cực trong tổ chức và hoạt động của Ngành và là cơ sở để tiếp tục thực hiện và hoàn thiên công tác ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện trên địa bàn tỉnh An Giang trong những năm tới đảm bảo hiệu quả hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thanh tra cấp huyện ở tỉnh an giang (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)