Xuất và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thanh tra cấp huyện ở tỉnh an giang (Trang 77 - 79)

Trên cơ sở các giải pháp thực hiện chính sách ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện, cũng như căn cứ theo tình hình thực tế đội ngũ CBCC Thanh tra cấp huyện trên địa bàn tỉnh An Giang. Nhằm xây dựng đội ngũ CBCC Thanh tra cấp huyện có đủ năng lực trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Học viên đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện trên địa bàn tỉnh An Giang trong giao đoạn hiện nay.

Kiến nghị đối với Trung ương:

Đôn đốc Bộ quản lý chuyên ngành, Thanh tra Chính phủ khẩn trương xây dựng, ban hành Bộ chương trình, tài liệu theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để có cơ sở tổ chức bồi dưỡng CBCC Thanh tra, đặc biệt là Thanh tra cấp huyện.

Cần tiến hành rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định không còn phù hợp nhằm từng bước xây dựng hệ thống thể chế thực hiện chính sách ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. Cụ thể là sớm ban hành văn bản quy định tiêu chuẩn đối với công chức Thanh tra gắn với vị trí việc làm; ban hành quy chế ĐTBD công chức ngành Thanh tra phù hợp với tiêu chuẩn công chức ngành Thanh tra; ban hành Đề án xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ CBCC ngành Thanh tra trong giai đoạn 2020-2025 nhằm kịp thời ĐTBD nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ của CBCC đặc biệt là bộ khung chương trình, nội dung bồi dưỡng theo vị trí việc làm.

Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ CBCC viên chức là giảng viên đương chức và CBCC viên chức là nguồn giảng viên thỉnh giảng để trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cơ

bản góp phần nâng cao năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Kiến nghị đối với UBND tỉnh An Giang

Cần tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phân bổ kinh phí đầy đủ và kịp thời để hỗ trợ phục vụ cho quá trình ĐTBD nâng cao năng lực thực hiện chính sách.

Cần có cơ chế phối hợp cụ thể hơn giữa Thanh tra tỉnh và UBND các huyện, thị, thành phố trong việc cử CBCC Thanh tra cấp huyện tham gia các lớp ĐTBD nghiệp vụ Thanh tra, các lớp kỹ năng bổ trợ khác…

Tiểu kết chương

Tại chương này, tác giả nêu một số quan điểm, mục tiêu, định hướng hoàn thiện chính sách ĐTBD nhân lực Thanh tra cấp huyện tỉnh An Giang trong thời gian tới. Để đạt được những mục tiêu đó và hướng tới việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện, tác giả đã đề ra một số giải pháp khá toàn diện và sát với điều kiện thực hiện tại tỉnh An Giang như: Xây dựng kế hoạch hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên cơ sở quy hoạch cán bộ, nhu cầu thực tế và vị trí việc làm; Đổi mới nội dung, chương trình, phương thức, hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với công việc của đội ngũ công chức Thanh tra cấp huyện; Nâng cao năng lực của chủ thể và tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách; Thay đổi nhận thức của học viên trong hoạt động tham gia đào tạo, bồi dưỡng; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức Thanh tra cấp huyện.

Ngoài ra, tác giả cũng mạnh dạn nghiên cứu và kiến nghị với Trung ương và UBND tỉnh rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy định bất cập chưa thống nhất gây ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi công tác ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện nói riêng và ĐTBD CBCC nói chung.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân trong điều kiện quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ thì vấn đề cấp bách hiện nay đặt ra là phải ĐTBD đội ngũ CBCC ngành Thanh tra nói chung và CBCC Thanh tra cấp huyện nói riêng cho phù hợp, đảm bảo đủ trình độ, năng lực và phẩm chất để hoàn thành tốt công vụ, nhiệm vụ được giao. Vì vậy, đối với cả nước nói chung, tỉnh An Giang nói riêng, ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện đang đặt ra nhiều vấn đề phải nghiên cứu, đề xuất giải pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả. Luận văn “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực Thanh tra cấp huyện ở tỉnh An Giang” đã làm rõ một số vấn đề lý luận về ĐTBD CBCC tại Việt Nam nói chung, trong đó tập trung nghiên cứu thực trạng chính sách ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện, cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất một số giải pháp chính sách về ĐTBD CBCC nhằm hoàn thiện chính sách ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện tỉnh An Giang.

Đào tạo bồi dưỡng CBCC là công việc phức tạp liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều vấn đề nên đòi hỏi sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các ngành và các cá nhân. Đồng thời, cần có cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất, tài chính và đặc biệt là đội ngũ giảng viên ngang tầm để nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC trong tình hình mới.

Kết quả nghiên cứu của luận văn này có ý nghĩa thực tiễn nhằm hoàn thiện chính sách ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện góp phần xây dựng đội ngũ CBCC của Thanh tra tỉnh An Giang có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thanh tra cấp huyện ở tỉnh an giang (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)