Đổi mới chương trình, nội dung, phương thức, hình thức ĐTBD phù hợp với công việc của đội ngũ CBCC Thanh tra cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thanh tra cấp huyện ở tỉnh an giang (Trang 68 - 71)

hợp với công việc của đội ngũ CBCC Thanh tra cấp huyện

Ngành Thanh tra đòi hỏi CBCC phải am hiểu, đa ngành, đa lĩnh vực và phù hợp với yêu cầu xây dựng hiện đại hóa nền hành chính trong điều kiện hội nhập hiện nay; với quá trình cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, phòng, chống tham nhũng và hội nhập quốc tế… vì vậy, chương trình ĐTBD công chức ngành Thanh tra là một chương trình có tính mở để có sự bổ sung, thay đổi linh hoạt theo sự biến động của thực tế nhằm phù hợp với định hướng phát triển của Ngành.

Song song đó, nội dung, chương trình ĐTBD CBCC là cốt lỗi của công tác ĐTBD CBCC, quyết định hiệu quả, chất lượng của mỗi khóa ĐTBĐ. Do đó, để xây dưng đội ngũ CBCC Thanh tra cấp huyện đáp ứng cho sự phát triển sâu rộng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần thực hiện đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình. Để thực hiện được điều đó, cần căn cứ vào một số tiêu chí cơ bản như: căn cứ vào chiến lược, mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực chung của Đảng, Nhà nước và chiến lược phát triển ngành Thanh tra; căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, ngạch thanh tra và khung năng lực vị trí việc làm CBCC Thanh tra cấp huyện để xây dựng nội dung, chương trình phù hợp; quán triệt phương châm gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành và chú trọng đến kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn để,

đảm bảo hiệu quả khi thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, vừa ĐTBD về lý luận vừa nâng cao đạo đức công vụ cho CBCC Thanh tra cấp huyện.

Các cơ sở giáo dục (Trường Chính trị Tôn Đức Thắng và Trường Cán bộ Thanh tra,...) cần đổi mới phương pháp giảng dạy trên cơ sở hoàn thiện hệ thống những nguyên tắc, kỹ năng, cách thức phối hợp hoạt động giữa giảng viên và học viên (CBCC Thanh tra cấp huyện nói riêng) nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy học, giúp học viên tiếp thu, lĩnh hội đầy đủ sâu sắc các nội dung ĐTBD để đạt được mục đích đề ra. Cần đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy học viên làm trung tâm, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự nghiên cứu học tập của học viên; giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, định hướng cho học viên học tập, nghiên cứu. Kết hợp linh hoạt phương pháp giảng dạy hiện đại và phương pháp giảng dạy truyền thống để nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện. Đặc biệt cần chú trọng áp dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho bài giảng để tăng tính trực quan, sinh động, thu hút sự chú ý và hứng thú cho người học.

Giảm thời lượng lý thuyết và tăng thời lượng thực hành, hoàn thiện các kỹ năng và xử lý tình huống của người học; tạo sự tương tác cao giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau; khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo; chú trọng phát triển kỹ năng nâng cao khả năng xử lý tình huống và xây dựng thái độ làm việc tích cực cho người học. Đồng thời, người học cần phải thay đổi thái độ và phương pháp học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động, chủ động nghiên cứu, tìm kiếm kiến thức, rèn luyện kỹ năng cũng như điều chỉnh thái độ hợp tác trong quá trình trao đổi, làm việc với nhau.

Thay đổi phương thức học tập như kết hợp học tập trung với nghiên cứu thực tế với mục đích để CBCC Thanh tra cấp huyện tiếp xúc thực tế với những tình huống, vấn đề mới tại nơi được nghiên cứu. Từ đó giúp cho kinh nghiệm của CBCC Thanh tra cấp huyện được nâng lên sau khi được ĐTBD.

Áp dụng linh hoạt hình thức ĐTBD như ngắn hạn, dài hạn, tập trung và không tập trung, học ngoài giờ hành chính hoặc các ngày cuối tuần… Các hình thức này cần được thực hiện dựa trên nhu cầu của CBCC Thanh tra cấp huyện để việc ĐTBD đạt hiệu quả cao hơn.

Cụ thể hơn, đối với việc đổi mới nội dung, chương trình ĐTBD về lý luận chính trị, các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch Chuyện viên… tại Trường Tôn Đức Thắng cần thực hiện tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm và điều chỉnh lại nội dung chương trình cho phù hợp với thực tế. Cần xây dựng tài liệu đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng được ĐTBD. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần đưa các tình huống có thể phát sinh trong công việc và gợi mở vấn đề để học viên có thể rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống. Đồng thời, thường xuyên cử giảng viên tham gia các lớp cập nhật kiến thức mới, kết hợp với việc khảo sát, nghiên cứu thực tế đối với các bài giảng để từ đó góp phần thêm sinh động bài giảng cũng như thu hút được sự lắng nghe của học viên.

Đối với các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến công tác thanh tra tại Trường Cán bộ Thanh tra, cần đổi mới nội dung, chương trình theo hướng mở, thường xuyên cập nhật các kiến thức pháp luật, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường đưa thời lượng rèn luyện kỹ năng cho CBCC Thanh tra cấp huyện học tập và đồng thời nêu lên những tình huống phát sinh tại các tỉnh để các học viên học tập và nghiên cứu. Các nội dung cần hướng vào khung năng lực vị trí việc làm của CBCC Thanh tra cấp huyện. Kết hợp bài giảng với nghiên cứu thực tế các tỉnh trong nước, qua mỗi chuyến thực tế học viên tự nghiên cứu, khảo sát, đúc kết kinh nghiệm và viết thu hoạch. Bên cạnh đó, trong việc xây dựng đổi mới chương trình, nội dung ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện cần trang bị kiến thức về “Khách hàng” - các đối tượng thanh tra, người khiếu nại, tố cáo đó là những kiến thức về quyền và nghĩa vụ của “khách hàng”, những đặc thù, đặc điểm tâm sinh lý

của từng loại đối tượng khách hàng. Từ việc được ĐTBD những kiến thức này CBCC Thanh tra cấp huyện có thể hiểu rõ và tạo điều kiện cho “khách hàng” thể hiện được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của họ. Ngoài ra, cần xây dựng nội dung, chương trình ĐTBD về thái độ chuẩn mực với “Khách hàng” để CBCC Thanh tra cấp huyện có thái độ thân thiện, hợp tác và phục vụ “khách hàng” thể hiện là “công bộc của dân” theo đúng nghĩa.

Ngoài ra, các cơ sở giáo dục thực hiện ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện cần áp dụng Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng CBCC, viên chức, đây là cơ sở pháp lý để thực hiện đánh giá về chương trình bồi dưỡng (bao gồm tính phù hợp, tính khoa học, tính cân đối, tính ứng dụng), học viên, giảng viên… Từ việc đánh giá này các cơ sở giáo dục sẽ có những thay đổi, điều chỉnh về nội dung, chương trình phù hợp hơn trong việc ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thanh tra cấp huyện ở tỉnh an giang (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)