Kết quả tổ chức thực hiện chính sách ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện ở tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thanh tra cấp huyện ở tỉnh an giang (Trang 47 - 49)

huyện ở tỉnh An Giang

Trong giai đoạn năm 2015-2020, các cấp ủy và chính quyền tỉnh, huyện, thị, thành phố luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc chính sách ĐTBD góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, chuẩn hóa ngạch, bậc cho đội ngũ nhân lực Thanh tra cấp huyện và đạt được một số kết quả sau:

Về đào tạo, bồi dưỡng trình độ Lý luận chính trị

Nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng việc nâng cao lý luận chính trị trong việc hình thành và phát triển hoàn thiện đường lối chính trị, đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước. Thông qua việc học tập bồi dưỡng LLCT, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được thấm sâu vào CBCC, đồng thời nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên về sự nghiệp cách mạng. Theo đó, các đơn vị đã cử CBCC Thanh tra cấp huyện tham gia các lớp cao cấp LLCT cho 05 người, Trung cấp LLCT cho 11 người.

Về đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Để có được một đội ngũ CBCC có khả năng, năng lực đảm nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như đảm bảo yêu cầu trong tình hình mới. Đồng thời, có thể nâng cao được chất lượng và số lượng CBCC đạt chuẩn, các UBND huyện, thị, thành phố đã cử CBCC Thanh tra cấp huyện tham gia đào tạo sau đại học trình độ thạc sĩ chuyên ngành Luật, Chính sách công, Quản lý kinh tế… cho 07 người (trong đó từ nguồn kinh phí tự túc là 04 người và từ nguồn ngân sách hỗ trợ là 03 người). Ngoài ra, có 03 CBCC Thanh tra cấp huyện tự túc tham gia các lớp đại học văn bằng 2 chuyên ngành Luật, Tài chính.

Đồng thời, trong giai đoạn 2015-2020 địa phương đã chủ động thực hiện chính sách ĐTBD CBCC ngành Thanh tra nói chung và CBCC Thanh tra cấp huyện nói riêng các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ thanh tra như bồi

dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên chính với 24 lượt người và bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên với 23 lượt người.

Về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước

Nhằm bổ sung, cập nhật những kiến thức về nền hành chính nhà nước, nội dung, cách thức và phương pháp QLNN. Nội dung QLNN trên các lĩnh vực, những vấn đề cơ bản về thực tiễn kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng… Theo đó, các địa phương đã cử CBCC Thanh tra cấp huyện tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên chính cho 20 người; ngạch chuyên viên cho 15 người; bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp huyện cho 02 người và cấp phòng cho 12 người.

Về đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ

Trong công cuộc xây dựng hiện đại hóa nền hành chính công vụ và hội nhập quốc tế đòi hỏi CBCC nói chung và CBCC Thanh tra cấp huyện nói riêng ngày càng chuyên nghiệp và phải có kiến thức về tin học, ngoại ngữ đáp ứng những yêu cầu trên. Trong giai đoạn 2015-2020, UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh và UBND các huyện, thị, thành phố đã khuyến khích, tạo điều kiện để CBCC Thanh tra cấp huyện tham gia học tập đạt trình độ về tin học, ngoại ngữ theo đúng tiêu chuẩn và quy định. Qua số liệu khảo sát cho thấy đa số CBCC đã tự học tập và đạt chuẩn theo quy định tuyển dụng trước khi tham gia nhiệm vụ.

Các địa phương luôn quán triệt tinh thần ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện luôn căn cứ vào quy hoạch CBCC lãnh đạo, quản lý của huyện, thị, thành phố, theo từng vị trí việc làm, chức danh, nhiệm vụ nhằm phát huy tốt vai trò trách nhiệm của CBCC Thanh tra cấp huyện ở những vị trí được phân công. Đa số CBCC Thanh tra cấp huyện đều đạt trình độ đại học trở lên, khi được tuyển dụng vào ngành đều được cử tham gia các lớp ĐTBD kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra và hằng năm đều được cử tham gia các lớp ĐTBD về kỹ năng nghiệp vụ khác cũng như các lớp LLCT, QLNN… Có thể thấy trình độ, năng lực và kỹ năng của CBCC Thanh tra cấp huyện cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực thi công vụ.

Hầu hết CBCC Thanh tra cấp huyện đều được tiếp cận với những chủ trương, chính sách, pháp luật mới của Đảng và Nhà nước, được trang bị những kiến thức, nghiệp vụ từng lĩnh vực như tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, các kiến thức về xây dựng cơ bản, nghiệp vụ Trưởng đoàn, kỹ năng xây dựng kế hoạch thanh tra…

Đa phần các chương trình ĐTBD đã được đổi mới cả về hình thức và nội dung đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công việc. Các chương trình ĐTBD trước đây tập trung chủ yếu vào lý thuyết, phương pháp giảng dạy chỉ có một chiều thiếu sự tương tác giữa người dạy và người học, nay đã được thay thế, điều chỉnh tăng cường liên hệ thực tiễn, tự người học tăng cường nghiên cứu, các tình huống có thể phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ… đã giúp cho nội dung, chương trình giảng dạy phong phú và đa dạng hơn.

Công chức được cử tham gia các lớp đào tạo sau đại học trình độ thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo và phù hợp với vị trí việc làm hiện đang công tác. Đối với các lớp nghiệp vụ luôn chú trọng đến việc cập nhật kiến thức và kỹ năng xử lý các công việc liên quan đến nghiệp vụ thanh tra như tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo… Để có những kết quả trên nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo tỉnh và sự nổ lực phối hợp trong việc thực hiện chính sách ĐTBD CBCC Thanh tra cấp huyện của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh cũng như các cơ sở đào tạo nhằm từng bước nâng cao chất lượng cho đội ngũ CBCC Thanh tra cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực thanh tra cấp huyện ở tỉnh an giang (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)