Khái quát về các trường hợp áp dụng CISG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CISG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG

1.2. Khái quát về phạm vi áp dụng của CISG

1.2.1. Khái quát về các trường hợp áp dụng CISG

Khoản 1 Điều 1 CISG quy định:

Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hố giữa các bên

có trụ sở kinh doanh tại các Quốc gia khác nhau:

a) Khi các Quốc gia này là các Quốc gia thành viên của Công ước; hoặc

b) Khi các quy tắc tư pháp quốc tế dẫn đến việc áp dụng luật của một Quốc gia thành viên Công ước này”.

Với quy định như trên thì việc áp dụng CISG được xác định trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất căn cứ vào dấu hiệu trụ sở thương mại của chủ thể có quan hệ với nước là thành viên của Công ước và trường hợp thứ hai liên quan tới nguyên tắc chọn luật áp dụng của tư pháp quốc tế.

Trong trường hợp thứ nhất, khi trụ sở kinh doanh của các chủ thể được xác định đặt ở các quốc gia thành viên của Cơng ước thì Cơng ước sẽ áp dụng. Ví dụ, nếu một cơng ty có trụ sở kinh doanh ở Đức ký hợp đồng bán bột mì cho một

18

cơng ty có trụ sở kinh doanh tại Việt Nam thì CISG áp dụng bởi vì cả Đức và Việt Nam đều là thành viên của CISG.

Tuy nhiên, trong thực tế có trường hợp chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế có thể có nhiều trụ sở kinh doanh đặt ở nhiều quốc gia khác nhau. Để xử lí các trường hợp này, Điều 10 Công ước Viên 1980 quy định rằng trụ sở kinh doanh được xem xét ở đây là trụ sở có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng đó, có tính đến những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đốn được vào bất kì thời điểm nào trước hoặc vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Như vậy, khi chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có nhiều trụ sở kinh doanh thì CISG sẽ được áp dụng nếu trụ sở kinh doanh đó có quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng được đặt tại quốc gia là thành viên của Công ước. Tuy nhiên, mối quan hệ gắn bó nhất ở đây khá khó để xác định không chỉ riêng trong CISG. Khi xác định luật áp dụng cho trường hợp hợp đồng khơng có thỏa thuận luật áp dụng của các bên, cơ quan tài phán cũng phải tìm luật của nước có mối liên hệ gắn bó với hợp đồng. Mối quan hệ gắn bó nhất có nghĩa gì? Điều 4 Nghị định Rome I về luật áp dụng cho hợp đồng của Liên minh Châu Âu sử dụng một loạt các tiêu chí để xác định nước có mối liên hệ gắn bó nhất, như nơi thực hiện nghĩa vụ đặc trưng, nơi cư trú thường xuyên, địa điểm kinh doanh chính…Cũng theo Nghị định Rome I, những tiêu chí này sẽ khơng áp dụng nếu nghĩa vụ đặc trưng của hợp đồng khơng xác định được hoặc rõ ràng có nước khác có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng. Tóm lại, mối liên hệ gắn bó này nhìn chung khơng rõ ràng và có thể bị sử dụng để biện luận theo hướng kết quả mà chủ thể biện luận mong muốn. Đối với Điều 10 CISG, mối quan hệ gắn bó nhất phải được xem xét đối với việc giao kết và thực hiện hợp đồng. Toàn bộ giai đoạn chào hàng, chấp nhận chào hàng đến q trình thực hiện hợp đồng có liên hệ nhiều nhất với địa điểm kinh doanh nào? Một yếu tố cũng có thể được đưa vào xem xét để xác định mối quan hệ gắn bó nhất với một địa điểm kinh doanh là khả năng để duy trì tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa, tức là địa điểm kinh doanh ở nước khác

19

với nước có địa điểm kinh doanh của đối tác sẽ là một yếu tố cân nhắc thiên về địa điểm kinh doanh ở nước khác đó

Trong trường hợp các bên khơng có trụ sở kinh doanh thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ làm cơ sở xác định. Theo đó, nếu nơi cư trú thường xuyên của các chủ thể nằm trên lãnh thổ của nước là thành viên CISG thì Cơng ước sẽ được áp dụng. Với nội dung quy định trên đây, có thể thấy trong trường hợp nếu một bên hoặc cả hai bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế khơng có trụ sở kinh doanh hoặc khơng có nơi cư trú thường xuyên ở quốc gia thành viên CISG thì Cơng ước sẽ khơng áp dụng. Tuy nhiên, trên phương diện lí luận cũng như trên thực tế thì trong trường hợp này quy định của CISG vẫn có thể áp dụng. CISG có thể áp dụng trong hai trường hợp cụ thể sau: Trường hợp thứ nhất, khi các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng thoả thuận áp dụng CISG. Việc các bên đã thoả thuận chọn CISG được xem như các bên đã chuyển các điều khoản của Công ước thành điều khoản của hợp đồng. Trường hợp thứ hai, khi một bên là chủ thể trong hợp đồng có mối quan hệ với một nước là thành viên của CISG. Trong trường hợp này, nếu cả hai bên chủ thể thỏa thuận áp dụng CISG thì đương nhiên CISG sẽ được áp dụng. Nhưng nếu các bên không thoả thuận áp dụng CISG thì khả năng áp dụng Cơng ước vẫn có thể xảy ra. Bởi vì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1, khi đã áp dụng nguyên tắc của tư pháp quốc tế thì vấn đề dẫn chiếu luật áp dụng sẽ được đặt ra. Do đó, sự xuất hiện một bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế đến từ nước thành viên Cơng ước Viên 1980 sẽ là cơ sở để quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng Công ước Viên 1980. Vấn đề này sẽ được phân tích cụ thể dưới đây.

Theo điểm b khoản 1 Điều 1 thì việc có áp dụng Công ước hay không phụ thuộc vào nguyên tắc của tư pháp quốc tế. Theo đó, các quy phạm xung đột sẽ được sử dụng để xác định pháp luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa các bên. Nếu quy phạm xung đột dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật nào thì hệ thống pháp luật đó sẽ được áp dụng. Theo tinh thần của điểm b khoản 1 Điều 1 thì khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật của quốc gia thành viên CISG thì Cơng

20

ước này sẽ được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. Ví dụ, nếu doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh tại Pháp (là thành viên của CISG) giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với doanh nghiệp của Indonesia (chưa là thành viên của CISG). Hai bên thỏa thuận chọn luật pháp của Pháp là luật của hợp đồng. Trường hợp này, CISG sẽ thường được áp dụng bởi vì Pháp là quốc gia thành viên CISG. Với sự phân tích trên đây, có thể thấy quy định của điểm b Khoản 1 Điều 1 đã tạo ra hành lang pháp lí khá rộng cho việc áp dụng Cơng ước Viên 1980. Theo đó nếu có quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến pháp luật của bất cứ nước thành viên nào đó của CISG thì Cơng ước sẽ được áp dụng.

Trên cơ sở lí luận của tư pháp quốc tế thì có rất nhiều hệ thuộc trong quy phạm xung đột dùng để xác định pháp luật áp dụng khi có xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế. Ví dụ hệ thuộc luật nước người bán, hệ thuộc luật nước người mua, hệ thuộc luật nơi kí kết hợp đồng, hệ thuộc luật nơi thực hiện hợp đồng… Trong trường hợp nếu các hệ thuộc này được quy phạm xung đột dẫn chiếu đến và được xác định là luật của một trong các thành viên CISG thì Cơng ước sẽ được áp dụng. Việc áp dụng nội dung của điểm b khoản 1 Điều 1, như đã phân tích trên đây, sẽ dẫn đến hệ quả là khả năng áp dụng CISG rất cao.

Tuy nhiên, khả năng áp dụng của CISG cũng có thể bị thu hẹp. Việc mở rộng hoặc thu hẹp khả năng áp dụng Cơng ước có thể bị phụ thuộc vào quan điểm của các quốc gia thành viên. Bởi vì, theo Điều 95 của CISG, các Quốc gia thành viên có quyền tun bố khơng áp dụng điểm b khoản 1 Điều 1 của Công ước. Việc tuyên bố không áp dụng điều khoản này sẽ hạn chế việc áp dụng CISG để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bởi vì trong trường hợp này việc chọn luật áp dụng sẽ được đặt ra theo nguyên tắc của tư pháp quốc tế mà không áp dụng các quy định của CISG.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong mua bán hàng hố quốc tế cịn xảy ra trường hợp cần xác định có áp dụng CISG hay khơng khi các bên trong hợp đồng

21

có trụ sở tại các Quốc gia thành viên CISG nhưng các bên lại lựa chọn áp dụng pháp luật của một Quốc gia khác nhưng cũng là thành viên của CISG. Liệu sự lựa chọn này có đồng nghĩa với việc các bên loại trừ áp dụng CISG hay không? Đây là trường hợp xảy ra đối với các bên tranh chấp của các doanh nghiệp có trụ sở tại Canada và Italia. Cụ thể, vào năm 1991 một cơng ty của Canada đã kí hợp đồng mua bán hàng hố với cơng ty của Italia. Trong hợp đồng các bên đã thoả thuận “luật áp dụng với các điều kiện bán hàng là luật của Pháp”. Trên thực tế, CISG có hiệu lực ở Pháp và ở Italia từ ngày 01 tháng 01 năm 1988 nhưng có hiệu lực tại Canada vào ngày 01 tháng 05 năm 1992 tức là sau ngày kí kết hợp đồng nói trên. Như vậy, nếu căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 1 thì Cơng ước Viên 1980 sẽ không áp dụng nhưng nếu dựa vào điểm b khoản 1 Điều 1 thì Cơng ước Viên 1980 có thể áp dụng. Tuy nhiên, trong hợp đồng các bên đã thoả thuận áp dụng luật của Pháp. Do đó, câu hỏi được đặt ra là sự thoả thuận này có phải là cơ sở để khẳng định rằng các bên trong hợp đồng đã sử dụng Điều 6 CISG nhằm loại trừ việc áp dụng Công ước này hay không? Về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng

“việc dẫn chiếu chung đến một nội luật nào đó khơng nên hiểu là một loại trừ ngầm việc áp dụng Công ước”. Đối với vụ việc trên đây, sau khi xem xét, phân

tích và đánh giá, Hội đồng trọng tài xét xử vụ việc này đã quyết định CISG được áp dụng để xử lí tranh chấp này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)