Những nội dung bị loại trừ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CISG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG

2.1. Phạm vi áp dụng theo đối tượng

2.1.3. Những nội dung bị loại trừ

2.1.3.1. Hiệu lực của hợp đồng và hậu quả của hợp đồng đối với quyền sở

hữu hàng hóa đã bán

a) Hiệu lực của hợp đồng, của các điều khoản hợp đồng và thói quen giữa

các bên

CISG không điều chỉnh hiệu lực của hợp đồng cũng như các điều khoản cụ thể trong hợp đồng và thói quen giữa các bên trong hợp đồng. Điều 4 của Cơng ước quy định:“trừ khi có quy định cụ thể, Cơng ước khơng điều chỉnh tính hiệu

lực của hợp đồng hoặc của bất cứ điều khoản nào của hợp đồng hoặc của bất kỳ

tập quán nào”. Về những nội dung này CISG để cho các nước tham gia tùy nghi

chọn lựa luật Quốc gia để quy định trong hợp đồng.

Điều 4 Công ước chỉ điều chỉnh “việc ký kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó” mà khơng liên quan đến (i) tính hiệu lực của hợp đồng hay bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng và (ii) việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Ngồi ra, trong CISG

32

Xem thêm vụ Germany 8 February 1995 District Court München (Standard software case) tại

https://cisgw3.law.pace.edu/cases/950208g4.html (truy cập ngày 19/11/2018).

38

chưa có các quy định về một số vấn đề pháp lý khác như: trách nhiệm của các bên trong giai đoạn đàm phán, vấn đề ủy quyền, vấn đề thời hiệu, vấn đề chuyển giao nghĩa vụ, chuyển giao hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng.

Khi hợp đồng được điều chỉnh bởi CISG, các bên có thể dự kiến một nguồn luật bổ sung cho những vấn đề mà CISG không đề cập đến, hoặc trường hợp các bên không lựa chọn nguồn luật bổ sung cho CISG thì cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ lựa chọn. Các nguồn luật bổ sung cho CISG có thể bao gồm: Luật quốc gia của nơi người bán hoặc người mua đặt trụ sở kinh doanh, hoặc bất kỳ quốc gia nào mà các bên có thỏa thuận lựa chọn. Ví dụ: Trong Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mẫu của Phòng Thương mại quốc tế ICC (ấn bản của ICC số 738E năm 2013) gợi ý quy định điều khoản “Luật áp dụng” trong hợp đồng như sau:“Bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hợp đồng này mà không được qui định một

cách rõ ràng hay ngầm hiểu trong các điều khoản của hợp đồng thì sẽ được điều

chỉnh bởi Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán

hàng hoá quốc tế, và nếu những vấn đề đó cũng khơng thuộc phạm vi điều chỉnh

của Cơng ước thì sẽ tham chiếu tới luật của quốc gia nơi người bán đặt địa điểm

kinh doanh”.

Các bộ nguyên tắc về hợp đồng (khơng mang tính ràng buộc) như Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) và Bộ Nguyên tắc về Luật Hợp đồng châu Âu (PECL). Ví dụ: trong mẫu Hợp đồng cho doanh nghiệp nhỏ (Model Contracts for Small Firms) do Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) đưa ra có đưa ra gợi ý về cách quy định điều khoản luật áp dụng CISG tại Điều 2333. Những vấn đề mà CISG không quy định sẽ được điều chỉnh bởi Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (sau đây gọi là Bộ Nguyên tắc Unidroit), và với những vấn đề mà Bộ Ngun tắc Unidroit khơng quy định thì sẽ được giải quyết theo luật quốc gia của nước nơi người bán có địa điểm kinh

33Điều 23. 1 CISG quy định: “Những vấn đề liên quan đến hợp đồng này mà chưa được quy định trong

các điều khoản của hợp đồng thì sẽ được điều chỉnh bởi Cơng ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”.

39

doanh thương mại hoặc luật quốc gia của nước nơi người mua có địa điểm kinh doanh thương mại hoặc luật quốc gia của nước thứ ba.

Liên quan đến các tập quán thương mại quốc tế, khi các bên khơng có thỏa thuận về nguồn luật bổ sung cho CISG, thì việc lựa chọn các nguồn luật này có sự khác nhau giữa tịa án và trọng tài. Tịa án thường có xu hướng ưu tiên áp dụng luật quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ nhất với tranh chấp (ví dụ luật của nước nơi người bán/người mua có trụ sở thương mại). Ngược lại, trọng tài quốc tế thường ưu tiên áp dụng các quy tắc và tập quán thương mại đã phát triển và được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng kinh doanh quốc tế như PICC hoặc PECL.

Trong vụ tranh chấp Geneva Pharmaceuticals Technology Corp v. Barr Laboratories, Inc.29, người mua New Jersey đã kiện người bán Canada với lý do vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, bị đơn một mực khẳng định rằng hợp đồng khơng có hiệu lực do khơng đáp ứng nghĩa vụ đối ứng (consideration) giữa hai bên. Để giải quyết vấn đề này, Tòa án cho rằng: “Đối với vấn đề hiệu lực của hợp đồng, Công ước CISG xem xét đến những quy định của pháp luật nội địa về vấn đề vô hiệu hợp đồng hoặc không thể thực hiện được”. Sau khi Tòa án áp dụng nguyên tắc xung đột luật, Tòa án xác định pháp luật New Jersey là luật áp dụng; theo đó, nghĩa vụ đối ứng (consideration) ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng nên hợp đồng này bị tuyên vô hiệu34.

Trong vụ tranh chấp giữa người bán Đức (nguyên đơn) và người mua Áo (bị đơn) liên quan đến, thỏa thuận mua bán đá tối màu làm bia mộ, người mua sau khi kiểm tra hàng, nhận thấy hàng hóa khơng phù hợp đã cầm giữ tiền, khơng thanh tốn cho người bán. Hợp đồng quy định: “người mua khơng có quyền cầm giữ tiền (ngưng thanh toán) ngay cả khi hàng không phù hợp”. Người mua cho rằng điều khoản này trong hợp đồng vơ hiệu, cịn người bán cho rằng điều khoản này có hiệu lực. Áp dụng Điều 4.a CISG, Tòa án cho rằng hiệu lực của điều

34Trường hợp này xem thêm Vụ Geneva Pharmaceuticals v. Barr Laboratories 10 May 2002 / 16 August

2002. Có thể xem được tại: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/020821u1.html (truy cập ngày 19/11/2018)

40

khoản này được điều chỉnh bởi pháp luật của Đức: theo luật Đức, điều khoản này có hiệu lực đối với hai bên35

.

b) Hậu quả của hợp đồng đối với quyền sở hữu hàng hóa đã bán

Trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa từ người bán sang người mua có ý nghĩa pháp lý hết sức quan trọng, không những cho vai trò các bên của hợp đồng mà còn cho người thứ ba. Ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa thể hiện ở chỗ, sau thời điểm chuyển quyền sở hữu, người bán hết quyền định đoạt hàng hóa, cịn người mua có được thẩm quyền của người chủ sở hữu đối với hàng hóa, tức là có thể bán lại cho người thứ ba, thế chấp ngân hàng hay trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hay hư hỏng thì chỉ có chủ sở hữu mới có quyền u cầu người gây ra tổn thất hay công ty bảo hiểm (nếu hàng hóa có bảo hiểm) bồi thường thiệt hại.

Ngồi ra, sau thời điểm đó, hàng hóa trở thành tài sản của người mua và chủ nợ của người mua có thể có quyền yêu cầu đối với tài sản đó. Cuối cùng, sau thời điểm đó, người mua phải chịu trách nhiệm trước người thứ ba về những tổn thất do hàng hóa gây ra. Hoạt động mua bán hàng hóa cho thấy, việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua phụ thuộc vào đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đặc định (hàng hóa khơng thể thay thế cho nhau được) hay hàng hóa đồng loại (tất cả các loại hàng hóa có thể thay thế cho nhau).

Trong tất cả các hệ thống pháp luật, điều kiện cần thiết để quyền sở hữu đối với hàng hóa đồng loại được chuyển từ người bán sang người mua là hàng hóa đó phải được cá thể hóa cho mục đích của hợp đồng, tức là khi đối tượng của hợp đồng là hàng hóa khơng đặc định thì quyền sở hữu khơng thể được chuyển sang người mua trước thời điểm hàng hóa được cá thể hóa cho mục đích của hợp

35Trường hợp này xem thêm Vụ Oberster Gerichtshof, 8 Ob 22 / 00v, ngày 7 tháng 9 năm 2000. Có thể

xem được tại: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/000907a3.html (truy cập ngày 23/11/2018).

41

đồng. Hành vi cá thể hóa được quy định trong hợp đồng là việc xếp hàng hóa vào nơi riêng biệt, đóng gói, đánh dấu bằng ký hiệu, mã hiệu hay những hành vi khác có mục đích đưa hàng hóa vào một tình trạng để có thể giao cho người mua như là hàng đặc định.

Với mục đích của CISG là chỉ điều chỉnh việc giao kết hợp đồng, các quyền, nghĩa vụ của bên bán và bên mua phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế. Do đó, Cơng ước CISG sẽ khơng điều chỉnh những vấn đề xảy ra sau khi mua bán hàng hố. Ví dụ: hệ quả phát sinh liên quan tới quyền sở hữu đối với hàng hóa đã bán hoặc trường hợp hàng hoá là đối tượng của hợp đồng đã gây thiệt hại về sức khỏe hoặc tính mạng đối với bất cứ một người nào đó36

. Tuy nhiên, xuất phát từ quy định về thời điểm chuyển rủi ro, có thể hiểu rằng đối với hàng hóa là hàng đồng loại quyền sở hữu không thể được chuyển sang người mua trước thời điểm hàng hóa đó được cá thể hóa cho mục đích của hợp đồng.

2.1.3.2. Trách nhiệm sản phẩm

Theo quy định tại Điều 5 CISG thì Cơng ước này khơng áp dụng cho trách nhiệm của người bán trong trường hợp hàng của người bán gây thiệt hại về thân thể hoặc làm chết một người nào đó cho dù bên bị thiệt hại là bên mua hay bên thứ ba. Như vậy, Công ước không áp dụng trong giải quyết bồi thường thiệt hại do hàng hóa gây ra cho bất kỳ người nào, bất kể bên bị thiệt hại là người mua hay bên thứ ba. Điều này khơng có nghĩa là người mua khơng có biện pháp bồi thường cho những tổn thất đó. Việc bồi thường thiệt hại sẽ được điều chỉnh bởi luật áp dụng bởi các quy tắc của tư pháp quốc tế. Nếu, ngoài thiệt hại cá nhân, các thiệt hại khác như mất lợi nhuận hoặc thiệt hại về tài sản cũng do hàng hóa đó gây ra, luật pháp quốc gia được áp dụng cho trách nhiệm của người bán đối với thương tích cá nhân, trong khi CISG áp dụng cho trách nhiệm của người bán đối với các loại thiệt hại khác.

36Điều 4(b) CISG quy định: “Công ước này chỉ điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán và các quyền và

nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó. Trừ trường hợp có quy định khác được nêu trong Công ước, Công ước khơng liên quan tới:

a. Tính hiệu lực của hợp đồng, hoặc bất cứ điều khoản nào của hợp đồng, hoặc bất kỳ tập quán nào.

b. Hậu quả mà hợp đồng có thể đối với quyền sở hữu các hàng hóa đã bán”.

42

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)