Phạm vi áp dụng theo dẫn chiếu của quy phạm tư pháp quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CISG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG

2.3. Phạm vi áp dụng theo dẫn chiếu của quy phạm tư pháp quốc tế

2.3.1. Mở rộng phạm vi áp dụng về không gian

Như đã phân tích ở trên, CISG sẽ được áp dụng nếu các quốc gia liên quan đều là thành viên của CISG. Tuy nhiên, nếu một trong hai quốc gia liên quan hoặc cả hai bên đều khơng có trụ sở kinh doanh hoặc khơng có nơi cư trú thường xuyên ở quốc gia thành viên thì CISG có thể được áp dụng không? Vấn đề này được quy định tại Điều 1 (1) (b), theo đó CISG vẫn có thể được áp dụng nếu

“theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của quốc gia

thành viên Cơng ước”.

Theo đó, các quy phạm xung đột sẽ được sử dụng để xác định pháp luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa các bên. Nếu quy phạm xung đột dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật nào thì hệ thống pháp luật đó sẽ được áp dụng. Theo tinh thần của điểm b khoản 1 Điều 1 thì khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật của quốc gia thành viên CISG thì tồn bộ quy định của Cơng ước này sẽ được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể.

Có thể thấy quy định của điểm b khoản 1 Điều 1 đã tạo ra hành lang pháp lí khá rộng cho việc áp dụng CISG. Theo đó nếu có quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến pháp luật của bất cứ nước thành viên nào đó của CISG thì Cơng ước sẽ được áp dụng. Ví dụ, một hợp đồng mua bán hàng hóa giữa một cơng ty có trụ sở tại Việt Nam (bên bán) và một cơng ty có trụ sở tại Campuchia (bên mua). Một tranh chấp xảy ra và được đưa ra phân xử trước Tòa án Việt Nam. Do các bên khơng có thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng của mình và Campuchia chưa là thành viên của CISG nên Tòa án Việt Nam sẽ xác định pháp luật áp dụng theo quy phạm xung đột pháp luật của Việt Nam. Cụ thể, khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam quy định: “Trường hợp các bên khơng có thoả thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng”. Sau đó,

49

khoản 2 của điều luật này quy định: “Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng: a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa”. Do bên bán có trụ sở tại Việt Nam nên CISG được áp dụng do Việt Nam là thành viên của Công ước này.

Trong tư pháp quốc tế có rất nhiều hệ thuộc trong quy phạm xung đột dùng để xác định pháp luật áp dụng khi có xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế. Ví dụ hệ thuộc luật nước người bán, hệ thuộc luật nước người mua, hệ thuộc luật nơi kí kết hợp đồng, hệ thuộc luật nơi thực hiện hợp đồng… Trong trường hợp nếu các hệ thuộc này được quy phạm xung đột dẫn chiếu đến và được xác định là luật của một trong các thành viên CISG thì Cơng ước sẽ được áp dụng. Việc áp dụng nội dung của điểm b khoản 1 Điều 1, như đã phân tích trên đây, sẽ dẫn đến hệ quả là khả năng áp dụng CISG cao hơn.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây đó là cụm từ “các quy tắc tư pháp quốc tế” được hiểu là các quy phạm xung đột, hay là rộng hơn nữa, bao gồm cả nguyên tắc về quyền tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng46

?

Thực tiễn giải quyết tranh chấp cho thấy khuynh hướng thứ hai ngày càng được thừa nhận rộng rãi hơn và một sự loại trừ CISG cần phải được thể hiện một cách rõ ràng. Vụ Arbitration case47 đã chứng minh điều này. Hợp đồng mua bán được ký kết giữa người bán Ý (quốc gia thành viên) và người mua Séc (lúc đó chưa phải thành viên); tranh chấp xảy ra khi thực hiện hợp đồng và người mua đã kiện người bán ra trọng tài. Sau khi xem xét hồ sơ, Tòa trọng tài khẳng định rằng: “Dựa theo hợp đồng, luật Áo là luật giải quyết tranh chấp”. Do CISG đã có hiệu lực ở Áo tại thời điểm hợp đồng được ký kết nên bằng việc áp dụng Điều 1 (1) (b), Tòa trọng tài quyết định CISG là luật điều chỉnh hợp đồng.

46

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), 2016, 101 câu hỏi đáp về Công ước Viên 1980 về hợp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế, , http://viac.vn/an-pham/101-cau-hoi-dap-ve-cong-uoc-cua-lien-hop-

quoc-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-(cisg)-a627.html ngày 5/8/2018 47

ICC Arbitration case no 7660, 23/8/1994, tại: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/947660i1.html (truy cập ngày 15/10/2018).

50

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải quốc gia nào cũng mong muốn điều này, thậm chí chính điều này lại trái ngược với ý chí của một số quốc gia. Vì vậy, các quốc gia đó có thể lựa chọn giới hạn việc áp dụng này thông qua việc lựa chọn bảo lưu Điều 1 (1) (b). Có khá nhiều Quốc gia bảo lưu Điều 1 (1) (b), chẳng hạn như Trung Quốc, Mỹ, Singapore48... Trong những trường hợp bảo lưu như vậy các hợp hợp đồng ký kết giữa một bên có trụ sở tại Quốc gia thành viên bảo lưu với một bên khác có trụ sở tại Quốc gia khơng là thành viên, sẽ không chịu sự điều chỉnh của CISG. Nội dung này sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần ngày tiếp theo đây.

2.3.2. Giới hạn phạm vi áp dụng theo quy định bảo lưu

Điều 95 Công ước quy định: “Mọi Quốc gia có thể tuyên bố [...] rằng

Quốc gia đó sẽ khơng bị ràng buộc bởi các quy định tại điểm b khoản 1 Điều thứ

nhất của Công ước này”. Quy định này có nghĩa rằng, nếu một Quốc gia thành

viên tuyên bố bảo lưu Điều 1 (1) (b) thì CISG sẽ khơng được áp dụng cho hợp đồng ký kết giữa một bên có địa điểm kinh doanh tại Quốc gia này và một bên có địa điểm kinh doanh tại Quốc gia khơng phải thành viên Cơng ước. Ví dụ, doanh nghiệp X có trụ sở tại Singapore ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với doanh nghiệp Y có trụ sở tại Indonesia. Do Singapore bảo lưu Điều 1 (1) (b), cịn Indonesia khơng phải là thành viên CISG, nên nếu bên bán là Singapore, thì Tịa án Singapore khơng áp dụng CISG, vì Singapore khơng bị ràng buộc bởi Điều 1 (1) (b).

Trong trường hợp các bên chọn luật các nước này thì CISG sẽ khơng áp dụng ưu tiên so với luật quốc gia. Nói cách khác, đây là một trường hợp loại trừ áp dụng Công ước. Khi một Quốc gia A bảo lưu Điều 1 (1) (b) thì quốc gia A sẽ áp dụng Công ước chỉ khi giao dịch thỏa mãn Điều 1 (1) (a). Vì Điều 1 (1) (b) đã bị loại trừ, quy tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến luật của quốc gia A nên nước này sẽ áp dụng nội luật thay vì CISG. Ví dụ, CISG sẽ khơng được áp dụng cho

48Trong danh sách các Quốc gia thành viên, những Quốc gia bảo lưu Điều 1 (1) (b) được ghi chú (b). Việt

Nam không bảo lưu Điều này. Xem:

http://www.uncitral.org/uncitral/fr/uncitral_texts/sale_goods/1980CISG_status.html (truy cập ngày

28/7/2018)

51

hợp đồng giữa một bên Trung Quốc và một bên Indonesia vì Trung Quốc là thành viên đã bảo lưu điều này. Hợp đồng chỉ có thể được điều chỉnh bởi CISG khi bên giao kết hợp đồng với bên Trung Quốc cũng có trụ sở tại Quốc gia thành viên CISG.

Hiện nay, chỉ có năm quốc gia bảo lưu gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore, Cộng hịa Séc và Slovakia (Đức cũng đã thơng qua một phiên bản giới hạn của Điều 95). Tuy nhiên, hai trong số các quốc gia bảo lưu Điều 95 là hai cường quốc với nền kinh tế lớn là Trung Quốc và Hoa Kỳ thực sự đã tác động không nhỏ tới hiệu quả áp dụng CISG. Nếu hợp đồng mua bán giữa một cơng ty có trụ sở tại một quốc gia thành viên và một cơng ty có trụ sở tại một Quốc gia chưa phải là thành viên và hai bên thỏa thuận áp dụng luật của một Quốc gia thứ ba là thành viên của CISG nhưng đã bảo lưu việc áp dụng CISG theo Điều 1 (1) (b) thì CISG cũng khơng được áp dụng mà thay vào đó là luật Quốc gia được lựa chọn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)