Trường hợp có nhiều trụ sở thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 53 - 55)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CISG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG

2.2. Phạm vi áp dụng CISG theo không gian

2.2.2. Trường hợp có nhiều trụ sở thương mại

Trong trường hợp có nhiều địa điểm kinh doanh, địa điểm kinh doanh được chọn phải là địa điểm có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng. Cụ thể, Ðiều 10.a quy định:

Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại

của họ sẽ được coi là trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp

đồng”.

Như vậy, khi chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế có nhiều trụ sở thương mại thì CISG sẽ áp dụng nếu trụ sở thương mại đó có quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng được đặt tại quốc gia là thành viên của CISG.

Cần lưu ý trụ sở thương mại liên quan mật thiết với cả hợp đồng cũng như việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, mối liên hệ chặt chẽ sẽ phải tính đến tồn bộ giao dịch, chứ khơng chỉ là một phần nào đó như nơi ký kết, hay chỉ căn cứ dựa trên thỏa thuận trên giấy tờ, hợp đồng. Việc xem xét trụ sở nào có mối liên hệ mật thiết nhất phải được thực hiện một cách tồn diện, tính đến cả những yếu tố trước khi xác lập hợp đồng, như chào hàng hay chấp nhận chào hàng... để có thể thấy được bản chất của sự việc.

Trong một tranh chấp41, Tòa án đã tuyên bố rằng, theo Điều 10.a, địa điểm kinh doanh được xác định là tại Liên bang Nga, với lý do "Nga có mối liên hệ gắn bó với hợp đồng vì hàng hóa sẽ được sản xuất tại Nga, theo tiêu chuẩn của Nga và giao cho các tàu Nga, tất cả những chi tiết này đều được các bên biết đến". Trong một tranh chấp42 khác, Tòa án đã sử dụng Điều 10.a để xác định địa điểm kinh doanh. Hợp đồng được giao kết giữa người mua với địa điểm kinh doanh tại Pháp với một cá nhân, cũng thuộc Pháp, đại diện cho người bán có trụ sở tại Đức. Tòa án lưu ý rằng "xác nhận đơn hàng phát sinh từ bên bán, hóa đơn, và giao hàng

41

Xem: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/010928i3.html(truy cập ngày 23/11/2018).

42

Xem: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/001024f1.html(truy cập ngày 23/11/2018).

45

được thực hiện từ địa điểm của người bán ở Đức”. Do đó, Tịa án đã cho rằng "nơi kinh doanh" có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng đó, có tính đến các tình huống được biết đến hoặc dự tính bởi các bên tại bất kỳ thời gian trước hoặc khi kết thúc hợp đồng là ở Đức.

Cuối cùng, cần lưu ý là có thể xảy ra trường hợp một bên khơng có trụ sở thương mại. Đó có thể là trường hợp cá nhân khơng có trụ sở kinh doanh nhưng tham gia ký kết hợp đồng với mục đích thương mại, chứ khơng chỉ đơn giản là mục đích cá nhân, gia đình, nội trợ như quy định tại Điều 2.a. Trong trường hợp này, sẽ coi nơi cư trú thường xuyên của cá nhân đó như trụ sở kinh doanh để xác định phạm vi áp dụng công ước. Cụ thể, Điều 10.b. quy định: “Nếu một bên khơng có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ”.

Tuy nhiên, có thể coi đây cũng là một quy định rất mở của Công ước, khi khơng cung cấp thơng tin gì thêm để xác định nơi cư trú thường xuyên, mặc dù cụm từ này cũng được nhắc đến tại Điều 2443. Có thể thấy chữ “thường xuyên” ở đây sẽ thể hiện thời gian cư trú của “một bên” đó phải là một thời gian đáng kể, hay sự cư trú mang tính ổn định, nhìn chung trường hợp này cũng cần sự nhìn nhận linh hoạt đối với từng bối cảnh cụ thể.

Như vậy, theo quy định của CISG thì yếu tố quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được xác định bởi yếu tố là trụ sở thương mại của các bên phải đặt tại các quốc gia khác nhau mà không phụ thuộc vào địa điểm kí kết hợp đồng và cũng không xét đến việc hàng hố có được dịch chuyển qua biên giới hay không. Quy định như vậy là khác so với quy định về tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Luật thương mại năm 2005 của Việt Nam. Cụ thể, Luật thương mại năm 2005 không định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng có quy định về các hình thức mua bán hàng hố quốc tế tại Điều 27. Cụ thể, khoản 1 Điều 27 quy định: “Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện

43

Theo tinh thần của Phần II Công ước này, một chào hàng, một thông báo chấp nhận chào hàng hoặc bất

cứ một sự thể hiện ý chí nào cũng được coi là "tới nơi" người được chào hàng khi được thông tin bằng lời nói với người này, hoặc được giao bằng bất cứ phương tiện nào cho chính người được chào hàng tại trụ sở thương mại của họ, tại địa chỉ bưu chính hoặc nếu họ khơng có trụ sở thương mại hay địa chỉ bưu chính thì gửi tới nơi thường trúcủa họ.

46

dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Sau đó, các Điều 28 và 29 đưa ra các định nghĩa về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Theo các quy định này thì tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định dựa trên sự dịch chuyển của hàng hóa qua biên giới.

Trong trường hợp một bên có nhiều hơn một địa điểm kinh doanh thì, theo Điều 10, địa điểm kinh doanh được xác định là nơi có mối quan hệ gắn bó nhất với việc giao kết và thực hiện hợp đồng, có xem xét đến hồn cảnh mà các bên biết hoặc dự liệu vào bất kì thời điểm nào trước hoặc vào thời điểm giao kết hợp đồng. Một yếu tố cũng có thể được đưa vào xem xét để xác định mối quan hệ gắn bó nhất với một địa điểm kinh doanh là khả năng để duy trì tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa, tức là địa điểm kinh doanh ở nước khác với nước có địa điểm kinh doanh của đối tác sẽ là một yếu tố cân nhắc thiên về địa điểm kinh doanh ở nước khác đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)