Lựa chọn áp dụng CISG (opting in)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 60 - 62)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CISG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG

2.4. Phạm vi áp dụng theo sự lựa chọn của các bên

2.4.1. Lựa chọn áp dụng CISG (opting in)

Việc lựa chọn áp dụng CISG có thể xảy ra trong hai trường hợp.

Trường hợp thứ nhất, các bên có trụ sở tại các Quốc gia không phải là thành viên của CISG nhưng lựa chọn áp dụng CISG. Các bên trong trường hợp

52

này cũng có thể lựa chọn pháp luật của một Quốc gia là thành viên của CISG và khi đó CISG cũng có thể được áp dụng theo Điều 1 (1) (b).

Trường hợp thứ hai, các bên cũng có thể thỏa thuận lựa chọn áp dụng CISG mặc dù hợp đồng của họ không phải là hợp đồng mua bán hàng hóa theo CISG. Cụ thể, các bên trong hợp đồng mua bán tàu thủy, mặc dù bị loại trừ khả năng áp dụng CISG theo Điều 2 (e), vẫn có thể lựa chọn áp dụng CISG. Trong các hợp đồng hỗn hợp, có thể khơng rõ liệu CISG có áp dụng hay khơng, thì các bên vẫn có thể lựa chọn áp dụng CISG. Tuy nhiên, việc lựa chọn áp dụng CISG có giới hạn nhằm bảo vệ các giá trị cơ bản của một hệ thống pháp luật hoặc một bên yếu thế trong hợp đồng.

Cần lưu ý rằng tố tụng trọng tài có nhiều điểm khác biệt so với tố tụng tòa án quốc gia. Nếu vụ kiện được xét xử bởi trọng tài, câu hỏi thường đặt ra là trọng tài sẽ xác định liệu vụ việc thuộc phạm vi áp dụng của CISG không bằng cách nào? Thông thường, vấn đề sẽ ít phức tạp hơn khi các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Họ có thể chọn luật của một nước thành viên Cơng ước (khi đó CISG sẽ áp dụng) hoặc loại trừ việc áp dụng Cơng ước. Nếu khơng có thỏa thuận chọn luật của các bên, hội đồng trọng tài khơng giống tịa án quốc gia và không chịu ràng buộc Điều 1 (1) (a) Cơng ước dù cho tổ chức trọng tài có nằm ở nước thành viên hay không. Tuy nhiên, nếu các quy tắc trọng tài yêu cầu hội đồng trọng tài áp dụng các quy tắc xung đột dẫn chiếu đến luật của một nước thành viên Cơng ước thì hội đồng trọng tài sẽ phải áp dụng CISG theo Điều 1 (1) (b). Trong trường hợp này nếu nước thành viên đưa ra bảo lưu theo Điều 95 CISG, hội đồng trọng tài phải tôn trọng sự bảo lưu này, tức là sẽ không áp dụng CISG mà áp dụng luật quốc gia đó. Ngồi ra, trọng tài cũng có thể khơng cần áp dụng các quy phạm xung đột mà chọn Công ước áp dụng ngay cả khi trường hợp đó nằm ngồi phạm vi áp dụng của Cơng ước.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp của trọng tài trực thuộc Phịng thương mại và cơng nghiệp Budapest, bên mua là thương nhân Hungary đã cung cấp một số lượng kim loại và phụ tùng cho bên bán là thương nhân Áo để sản xuất 12

53

container cho bên mua. Số lượng kim loại và phụ tùng này có giá trị 23.000 sA, như vậy, chia trung bình cho mỗi container, bên mua đã cung cấp một có lượng nguyên liệu có giá trị chưa tới 2000 sA cho việc sản xuất của một đơn vị hàng hóa. Trong khi đó, để sản xuất một container, bên bán phải sử dụng một lượng kim loại và phụ tùng có giá trị vào khoảng từ 12.000 sA đến 20.000. Kết quả, Trọng tài vẫn áp dụng CISG để giải quyết tranh chấp giữa các bên, theo đó, trọng tài đã kết luận việc mà bên mua cung cấp cho bên bán một số lượng kim loại nói trên khơng cấu thành “phần lớn các ngun liệu”.

Ví dụ như Phán quyết trọng tài ICC số 8502 tháng 11/1996 xét xử tranh chấp giữa người bán Việt Nam và người mua Pháp. Hai bên đã thỏa thuận áp dụng Incoterms 1990 và UCP 500 của ICC. Trọng tài nhận định rằng, việc các bên dẫn chiếu đến Incoterms và UCP cho thấy ý định của các bên là hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi các tập quán thương mại quốc tế. Trọng tài đã quyết định áp dụng CISG do Công ước này được soạn thảo dựa trên các tập quán thương mại quốc tế và phản ánh các tập quán thường được áp dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế49

.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)