Về lựa chọn tùy nghi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 76 - 83)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CISG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG

3.3. Khuyến nghị về phạm vi áp dụng CISG theo lãnh thổ

3.3.3. Về lựa chọn tùy nghi

Trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng với doanh nghiệp có trụ sở tại Quốc gia X cũng là thành viên của CISG thì khi đó CISG sẽ được tự động áp dụng. Trong trường hợp này, nếu khơng muốn áp dụng CISG thì các bên phải thỏa thuận loại trừ áp dụng CISG bằng một điều khoản loại trừ rõ ràng CISG. Ví dụ các bên muốn lựa chọn pháp luật nước X để áp dụng cho hợp đồng của mình thì khơng nên chỉ nêu chung rằng “Hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của nước X”, bởi nước X cũng là thành viên của CISG nên CISG sẽ vẫn được áp dụng. Vì vậy, trong trường hợp này, các bên nên quy định rõ trong hợp đồng rằng “Hợp đồng này không chịu sự điều chỉnh của Công ước Viên năm

68

1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia của nước X”.

Trường hợp các bên lựa chọn tập quán thương mại mà không phải luật quốc gia, thì cần lưu ý rằng các cơ quan tài phán hiện nay vẫn chưa có quan điểm thống nhất, và vẫn có quan điểm cho rằng việc lựa chọn tập quán thương mại không ảnh hưởng đến khả năng áp dụng của CISG. Vì vậy, nếu muốn lựa chọn tập quán và pháp luật quốc gia áp dụng cho hợp đồng thì các bên cần thỏa thuận loại trừ CISG.

Các cơ quan tài phán Việt Nam khi xét xử tranh chấp liên quan đến vấn đề loại trừ Cơng ước, cần lưu ý tìm hiểu để có thể xác định được ý định của các bên, đồng thời cần nghiên cứu kỹ các điều khoản loại trừ Cơng ước, ví dụ như Điều 6. Bên cạnh đó, khi các bên tự thỏa thuận luật áp dụng, các cơ quan tranh chấp cần áp dụng các quy tắc tư pháp quốc tế để quyết định xem có chấp nhận sự lựa chọn đó khơng.

69

KẾT LUẬN

Cơng ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế là một nỗ lực thành công nhất về thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Là một trong những cơng ước quốc tế về thương mại được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất hiện nay với 89 thành viên, CISG điều chỉnh khoảng 3/4 giao dịch thương mại quốc tế. Việt Nam đã gia nhập CISG và Cơng ước này đã có hiệu lực đối với Việt Nam từ 01/01/2017. Kể từ thời điểm này, các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp có trụ sở tại Việt Nam với một doanh nghiệp khác có trụ sở tại một quốc gia thành viên của Cơng ước thì Cơng ước có thể sẽ được áp dụng, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định về phạm vi áp dụng của CISG cũng như đối chiếu, so sánh với thực tiễn xét xử, có thể kết luận rằng các quy định này cịn khá chung chung nên khó áp dụng và làm phát sinh khá nhiều tranh chấp. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các án lệ, các giải thích của Ủy ban tư vấn CISG là rất cần thiết để hiểu rõ các quy định này.

Đối với Việt Nam, với tư cách là thành viên của CISG, liên quan đến vấn đề xác định phạm vi áp dụng của chính Cơng ước này, theo tác giả cần lưu ý một số điểm như sau: Xét về phạm vi áp dụng theo không gian, Khái niệm “mua bán hàng hoá quốc tế” theo pháp luật Việt Nam chưa tương thích với CISG. Việt Nam cần xây dựng, sửa đổi hệ thống khái niệm “mua bán hàng hoá”, “mua bán hàng hoá quốc tế” và “hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” của Luật thương mại năm 2005 sao cho tương thích với các quy định của CISG, thay vì căn cứ vào điều kiện dịch chuyển hàng hoá qua biên giới (xuất khẩu, nhập khẩu) như quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật thương mại năm 2005 như hiện nay. Việc xác định phạm vi áp dụng dựa trên đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu kỹ nội dung, kinh nghiệm xét xử tại các nước. Trên cơ sở đó, xác định phạm vi áp dụng của CISG rộng nhất có thể góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên trong giao dịch thương mại quốc tế.

70

Căn cứ vào phạm vi áp dụng theo đối tượng, tác giả cho rằng khi ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nên thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng hoặc trong phụ lục hợp đồng về giá trị của từng nghĩa vụ cụ thể. Như vậy sẽ đảm bảo được nghĩa vụ chứng minh khi có tranh chấp xảy ra và cũng giúp tòa án xác định được phạm vi áp dụng CISG một cách chính xác dựa trên tiêu chí định lượng giá trị kinh tế của nguyên liệu hay của các phần nghĩa vụ mang tính chất dịch vụ.

Và cuối cùng, để tận dụng tối đa những lợi thế mà CISG mang lại, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu, phổ biến nội dung Công ước cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các quy định về phạm vi áp dụng và không áp dụng CISG./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu bằng tiếng Việt

1. Nơng Quốc Bình, Phạm vi áp dụng và khơng áp dụng của Công ước Viên

1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Tạp chí Luật học số 10/2011.

2. Ngô Quốc Chiến, Luật tư pháp quốc tế: Hướng đến xây dựng một mơ hình lập pháp ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội tháng 1/2018.

3. Nguyễn Minh Hằng (Chủ biên), 101 Câu hỏi đáp về Công ước của Liên Hợp

Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Nhà xuất bản Thanh niên,

2016

4. Võ Sỹ Mạnh, Áp dụng điều 19 Công ước Viên với các giao dịch mua bán

hàng hóa quốc tế có sử dụng điều khoản soạn sẵn, Tạp chí Kinh tế đối ngoại,

số 41 năm 2010.

5. Nguyễn Thị Hồng Trinh,Phạm vi áp dụng của Công ước CISG cho hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử năm 2018, tại

địa chỉ: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/pham-vi-ap-dung-cua-cong-

uoc-cisg-cho-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te (truy cập ngày

19/11/2018).

6. Trường Đại học Ngoại thương và Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, 101 câu hỏi đáp về Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tếnăm 2016, tại địa chỉ: http://viac.vn/an-pham/101-cau-hoi-dap-ve-cong-

uoc-cua-lien-hop-quoc-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-(cisg)-

a627.html (truy cập ngày 19/11/2018).

7. Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

(CISG) năm 2015, tại địa

chỉ:http://quochoi.vn/uybandoingoai/content/tulieu/Lists/Tulieu/Attachments/

11/Bao%20cao%20tong%20hop%20ket%20qua%20nghien%20cuu%20Con

g%20uoc%20Vien%201980%20(final).pdf (truy cập ngày 19/11/2018).

Tài liệu bằng tiếng nước ngoài

8. Arthur Rosett, CSIG laid Bare: A Lucid Guide to a Muddy Code, Cornell International Law Journal 1988.

9. Clayton P. Gillette , Steven D. Walt, The UN Convention on Contracts for

the International Sale of Goods: Theory and Practice,Cambridge University

Press, 2016, doi:10.1017/CBO9781316570364.003.

10. Clayton Gillette and Robert Scott,The Political Economy of International

Sales Law, International Review of Law and Economics,Vol 1/2005.

11. CISG Advisory Council Opinion No. 10, Agreed Sums Payable upon Breach

of an Obligation in CISG Contracts,tại địa

chỉ: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/CISG-AC-op10.html (truy cập ngày 19/11/2018).

12. Franco Ferrari, Contracts for the International Sale of Goods: Applicability and Applications of the 1980 United Nations Convention, Martinus Nijhoff

Publishers 2011.

13. Franco Ferrari, Specific Topics of the CISG in the Light of Judicial

Application and Scholarly Writing, Journal of Law and Commerce (1995) 1-

126, tại địa chỉ: https://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/2ferrari.html (truy

cập ngày 19/11/2018).

14. Frank Diedrich, Maintaining Uniformity in International Uniform Law Via

Autonomous Interpretation: Software Contracts and the CISG, 1996, 8 Pace

International L. Rev (1996) 303-338,tại địa chỉ: https://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/Diedrich.html (truy cập ngày 19/11/2018)

15. Hans van Houtte, ICC Model Contracts, Journal of International Business

Law, số 3/2003.

16. Jacob Ziegel, The CISG: A New Textbook for Students and Practitioners, Sellier European Law Pub 2007.

17. Jelena Perovi,Selected Critical Issues Regarding the Sphere of Application of

the CISG”, Belgrade Law Review, Year LIX (2011) số 3, tr. 181-195. Có thể

xem được tại: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/perovic.html (truy

cập ngày 19/11/2018).

18. Joseph Lookofsky,Understanding the CISG in the USA 4th Edition, Kluwer Law International 2012.

19. Martin Karollus, Judicial Interpretation and Application of the CISG in

Germany 1988-1994, Cornell Review of the Convention on Contracts for the

International Sale of Goods, (1995) 51-94. Có thể xem được tại: https://cisgw3.law.pace.edu/cisg/wais/db/editorial/karollus940118g1.html

(truy cập ngày 19/11/2018)

20. Minh Hang Nguyen, La convention de Vienne de 1980 sur la vente

internationale de marchandises et le droit vietnamien de la vente” (Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật Việt

Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế), luận án tiến sỹ luật hc, H

Franỗois-Rabelais de Tours, mars 2009.

21. ICC Arbitration case no 7660, 23/8/1994,tại địa chỉ: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/947660i1.html (truy cập ngày 19/11/2018).

22. International Chamber of Commerce,Model International Sale Contract-

Manufactured Goods Intended for Resale, ICC Publication no 556, 1997

edition.

23. Model International Sale Contract- Manufactured Goods Intended for Resale, ICC Publication No. 556, 1997 Edition.

24. Nguyen Trung Nam, Future of Harmonisation and Unification in Contract

Law Regarding "Battle of Forms", University of the West of England 2009,

68 p. Có thể xem được

tại:http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/nam.html(truy cập ngày

19/11/2018).

25. Nicholas Whittington, Comment on Professor Schwenzer’s Paper, 36 Victoria University of Wellington Law Review 2005, tại địa

chỉ: https://heinonline.org/HOL/LandingPage?handle=hein.journals/vuwlr36

&div=44&id=&page=(truy cập ngày 19/11/2018).

26. Peter Henseler,The application in the contracting states of the United

Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods

(CISG), Henseler & Partners Duesseldorf/Germany 2007, tại địa

chỉ: http://www.hp-

legal.com/images/stories/aktuelles/cisg_application.pdf(truy cập ngày

19/11/2018).

27. Peter Schlechtriem, Requirements of Application and Sphere of Applicability

of the CISG, Victoria University of Wellington Law Review 2005.

28. Peter Schlechtriem, Uniform Sales Law - The UN-Convention on Contracts

for the International Sale of Goods, Nxb Manz, Vienna 1986m, tại địa

chỉ: https://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/schlechtriem.html (truy cập ngày 19/11/2018).

29. Stefan Kröll, Selected problems concerning the CISG Scope of

application,2009tại địa

chỉ: https://www.uncitral.org/pdf/english/CISG25/Kroll.pdf (truy cập ngày

19/11/2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)