Khái niệm trụ sở thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CISG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG

2.2. Phạm vi áp dụng CISG theo không gian

2.2.1. Khái niệm trụ sở thương mại

Bản tiếng Anh của Công ước sử dụng từ place of business, trong khi bản tiếng Pháp sử dụng khái niệm établissement và từ được sử dụng trong tiếng Việt là “trụ sở thương mại”. Tuy nhiên, trong các văn bản giải thích, từ tiếng Anh hay được dùng là establishment, với nghĩa là nơi hoạt động kinh doanh chính của các bên. Mặc dù khái niệm trụ sở, nơi hoạt động chính rất quan trọng trong việc xác định tính chất quốc tế của hợp đồng cũng như xem xét phạm vi áp dụng CISG, nhưng Công ước lại khơng đưa ra định nghĩa. Điều này có thể gây nên các cách tiếp cận, giải thích dưới các góc độ khác nhau giữa các cơ quan tài phán.

Trong thực tiễn xét xử, địa điểm để coi là trụ sở phải là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian dài. Độ dài của thời gian được đánh giá tùy theo hoàn cảnh cụ thể. Một số Tòa án37 cho rằng trụ sở, nơi hoạt động chính là nơi hoạt động kinh doanh được thực hiện trong một khoảng thời gian

37

Xem: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/040225i3.html(truy cập ngày 23/11/2018).

43

nhất định, có sự ổn định cũng như thể hiện được một mức độ tự chủ nhất định. Xét trên khía cạnh thời gian, trụ sở hay địa điểm kinh doanh chính là nơi mà bên ký kết có tổ chức kinh doanh ổn định và là nơi mà công ty đã thực hiện các hoạt động được một thời gian dài nhất định với những quyền hạn nhất định. Mặc dù vậy, địa điểm kinh doanh khơng địi hỏi nhất thiết phải là trụ sở chính của một cơng ty. Một số tịa án38 đã tuyên bố nơi kinh doanh phải là nơi có một tổ chức kinh doanh lâu dài và ổn định chứ không phải nơi chỉ diễn ra việc ký kết hợp đồng.

Một địa điểm chỉ mang tính tạm thời sẽ không được coi là trụ sở/ nơi hoạt động chính. Một cơ quan tài phán39 đã xét kết luận rằng “một địa điểm chỉ là nơi ký hợp đồng hay diễn ra q trình đàm phán thì khơng phải là nơi kinh doanh”. Như vậy, địa điểm kinh doanh khơng thể được coi là những nơi có hoạt động tạm thời như nơi triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm. Thực tế giải quyết tranh chấp cho thấy đã có cơ quan tài phán cho rằng một văn phịng liên lạc khơng thể được coi là nơi kinh doanh theo CISG. Bên cạnh đó, một Tịa án40 cũng tuyên bố rằng nơi lưu kho hàng hóa khơng phải là nơi kinh doanh theo tinh thần của CISG. Nói tóm lại, mặc dù trụ sở/nơi hoạt động chính trong nhiều trường hợp được xác định khác nhau nhưng nhìn chung lại đều đảm bảo về mặt thời gian nhất định, khơng thể là một nơi tạm thời.

Ngồi ra, cần phân biệt giữa quốc gia đặt trụ sở/nơi hoạt động chính của một bên với quốc tịch. Cụ thể, khoản 3, Điều 1 CISG quy định: “Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này”. Như vậy, một bên có quốc tịch Pháp khơng có ý nghĩa là bên đó có trụ sở/nơi hoạt động chính tại Pháp. Nói cách khác, CISG khơng sử dụng tiêu chí quốc tịch mà chỉ dựa trên tiêu chí địa điểm kinh doanh.

38 Xem: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/009781i1.html(truy cập ngày 23/11/2018).

39

Xem: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/009781i1.html(truy cập ngày 23/11/2018).

40

Xem: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/060523s1.html(truy cập ngày 23/11/2018).

44

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)