Một số khuyến nghị chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 71 - 73)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CISG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG

3.1. Một số khuyến nghị chung

Trước hết, cần phải chú ý rằng Cơng ước Viên cịn nhiều quy định chung chung dẫn đến sự áp dụng không thống nhất. Các quy định về phạm vi áp dụng sử dụng một số thuật ngữ chưa rõ ràng và khơng có hướng dẫn cụ thể kèm theo. Nhìn theo hướng tích cực, điều này thể hiện sự mềm dẻo của CISG, nhưng trên một góc độ khác CISG chưa thực sự là một bộ quy tắc minh bạch và rõ ràng các nguyên tắc phổ quát về luật bán hàng hóa và như vậy đã làm phát sinh trên thực tế việc các thẩm phán phát triển các định nghĩa khác nhau (Arthur Rosett, 1988, tr. 575).

Có thể nói sự linh hoạt sẽ giúp cho quy định của Cơng ước có thể thích ứng được trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nhưng cũng chính sự linh hoạt này khiến cho thực tế áp dụng sẽ gây ra những kết quả khác nhau, hay nói cách khác, dù cùng một vấn đề nhưng quan điểm không nhất quán56

. Sự khác nhau này sẽ gây ra những sự bất lợi và khó đốn riêng. Một số người ủng hộ Công ước cũng tỏ ra e ngại khi một số thẩm phán giải thích Cơng ước nhưng áp dụng các phương

56 Ví dụ về quyết định không nhất quán giữa các cơ quan tài phán như trong hai vụ tranh chấp VIII ZR

159/94 và 93/4126. Có thể xem nội dung hai vụ tranh chấp này lần lượt tại:

http://cisgw3.law.pace.edu/cases/950308g3.html và https://cisgw3.law.pace.edu/cases/950913f1.html (truy

cập ngày 23/11/ 2018).

63

pháp từ chính quốc gia của họ vì tính chất quen thuộc (Nicholas Whittington, 2005, tr. 809) thay vì cố gắng áp dụng các nguyên tắc chung của Công ước hay các quy tắc của luật tư. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức lưu ý những nội dung này, để có thể áp dụng một cách thơng minh linh hoạt. Bên cạnh đó cũng cần chú ý những cụm từ mang tính chất khá chung. Khơng có tiêu chí rõ ràng cụ thể nào để xác định giải thích các cụm từ đó, cách duy nhất là Việt Nam nên tìm hiểu các phán quyết khác nhau của các cơ quan tài phán khác nhau.

Có thể thấy, không phải mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước. Hơn nữa, điều quan trọng là Cơng ước Viên chưa có các quy phạm điều chỉnh các vấn đề pháp lý mới phát sinh trong thương mại quốc tế. Công ước Viên khơng điều chỉnh hết các khía cạnh của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cũng như chưa cập nhật các quy phạm pháp luật điều chỉnh những vấn đề pháp lý mới. Cơng ước hiện tại cũng chưa có các quy định về một số vấn đề pháp lý như chuyển giao hợp đồng hay về vấn đề ủy quyền. Điều này có thể lý giải bởi việc ra đời đã mấy chục năm của Công ước, việc không thể dự liệu hết được những thay đổi và biến chuyển trong tương lai là dễ hiểu. Việc sửa đổi Công ước Viên lại khơng thể nhanh chóng và dễ dàng thực hiện do cần sự phê chuẩn cũng như tán thành của tất cả các thành viên ký kết. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà xuất hiện các vấn đề pháp lý mới, các doanh nghiệp cần chú ý thỏa thuận lựa chọn nguồn luật bổ sung.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần đặc biệt lưu ý đến một số quốc gia là đối tác kinh tế quan trọng chưa tham gia Công ước hay Công ước Viên tỏ ra chưa được đánh giá cao. Điển hình phải kể đến là tại Hoa Kỳ, một quốc gia lớn và thực hiện tương đối nhiều các giao dịch thương mại quốc tế với Việt Nam, nhưng CISG chưa thể hiện được sự hiệu quả cũng như thực tế không được áp dụng nhiều tại

64

quốc gia này57. Điều đáng quan tâm thứ hai là các quốc gia trong khu vực ASEAN, số nước gia nhập ít hơn rất nhiều so với số lượng chưa gia nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)