Khái quát về các trường hợp không áp dụng CISG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CISG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG

1.2. Khái quát về phạm vi áp dụng của CISG

1.2.2. Khái quát về các trường hợp không áp dụng CISG

Việc xác định các trường hợp không áp dụng Công ước Viên 1980 dựa vào một số dấu hiệu cơ bản trong giao dịch mua bán hàng hố như: Mục đích của việc mua bán hàng hố, hình thức của việc mua bán, bản chất của việc mua bán, bản chất của hàng hóa, hậu quả khơng mong muốn của việc mua bán hàng hố gây ra.

1.2.2.1. Mục đích của hành vi mua bán hàng hoá

Theo quy định của CISG thì hành vi mua bán hàng hố quốc tế phải xuất phát từ mục đích kinh doanh, sinh lời. Một quan hệ hợp đồng mua bán mặc dù các bên chủ thể có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau thuộc thành viên của CISG nhưng mục đích của giao dịch mua bán này chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu cho

22

cá nhân, gia đình thì CISG sẽ khơng được áp dụng bởi vì đây là các giao dịch mua bán hàng hố khơng nhằm mục đích sinh lời.

1.2.2.2. Hình thức mua bán hàng hoá

Trong thực tiễn thương mại quốc tế có nhiều hình thức giao dịch mà ở đó các chủ thể có thể thoả thuận để giao kết hợp đồng. Trong các hình thức giao dịch này, các bên chủ thể phải tuân thủ theo những nguyên tắc và thủ tục nhất định. Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế cũng có những hình thức giao dịch rất đặc biệt. Theo đó, các chủ thể phải tuân thủ các quy chế cụ thể đặc thù do đặc tính của giao dịch này. Ví dụ, trường hợp bán đấu giá, các bên phải tuân thủ các quy chế về bán đấu giá. Theo quy định của CISG thì bán đấu giá được coi là trường hợp mà Công ước sẽ khơng áp dụng bởi vì giao dịch bán đấu giá có các quy định đặc thù trong pháp luật của các quốc gia nên nên để những giao dịch này tiếp tục được điều chỉnh bởi những quy định đó mặc dù người đấu giá thành cơng có thể đến từ một quốc gia khác. Thêm nữa, những giao dịch này không cấu thành một phần quan trọng của thương mại quốc tế và vì thế có thể được xem như những giao dịch nội địa. Điều 2.d loại trừ các giao dịch mua bán chứng khốn, bởi vì những giao dịch này liên quan đến những vấn đề khác với thương mại hàng hóa thơng thường, và một số hệ thống pháp luật khơng xem chứng khốn là một loại hàng hóa.

1.2.2.3. Bản chất của việc mua bán hàng hoá

Hợp đồng mua bán hàng hoá được phân biệt khá rạch ròi đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ. Với mục đích điều chỉnh thành mua bán hàng hố nên theo quy định của CISG thì Cơng ước chỉ áp dụng đối với các hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế mà khơng áp dụng đối với hợp đồng dịch vụ hoặc hợp đồng lao động. Tuy nhiên, trên thực tiễn thương mại quốc tế, có những hợp đồng mua bán hàng hoá đồng thời là hợp đồng trao đổi dịch vụ. Theo đó có thể giá trị trao đổi dịch vụ lớn hơn giá trị của trao đổi hàng hố trong hợp đồng này. Như vậy có thể thấy, đây là hợp đồng mang nặng tính chất của một hợp đồng cung ứng dịch vụ hơn là một hợp đồng mua bán hàng hoá. Theo quy định của khoản 2 Điều 3 CISG

23

thì “Cơng ước khơng áp dụng cho các hợp đồng trong đó phần lớn nghĩa vụ của

bên cung cấp hàng hoá là cung ứng lao động hoặc thực hiện các dịch vụ khác”.

1.2.2.4. Đặc tính của hàng hố là đối tượng của việc mua bán

Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải là hàng hoá phổ biến được mua bán trên thị trường quốc tế. Những hợp đồng mua bán các loại hàng hố có tính chất đặc biệt thì CISG sẽ khơng điều chỉnh. Những hàng hố có tính chất đặc biệt là các hàng hố như máy bay, tàu thủy, cổ phiếu, cổ phần… CISG sẽ không điều chỉnh các hợp đồng liên quan tới việc mua bán các loại hàng hoá đặc biệt này. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử về CISG khẳng định nếu hàng hóa là máy bay thì khơng áp dụng CISG, nhưng nếu hàng hóa là thiết bị thay thế cho máy bay thì được coi là hàng hóa thơng thường. Theo giải thích của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), sở dĩ có quy định trên đây là do hiện nay ở nhiều quốc gia trên thế giới việc mua bán các loại hàng hoá đặc biệt này được điều chỉnh bởi các quy định đặc biệt đáp ứng những tính chất đặc biệt của hàng hố.

1.2.2.5. Hậu quả xảy ra sau khi mua bán hàng hố hoặc hậu quả xảy ra

khơng mong muốn

Với mục đích của CISG là chỉ điều chỉnh việc giao kết hợp đồng, các quyền, nghĩa vụ của bên bán và bên mua phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Do đó CISG sẽ khơng điều chỉnh những vấn đề xảy ra sau khi mua bán hàng hố. Ví dụ: Hệ quả phát sinh liên quan tới quyền sở hữu đối với hàng hoá đã bán hoặc trường hợp hàng hoá là đối tượng của hợp đồng đã gây thiệt hại về sức khỏe hoặc tính mạng đối với bất cứ một người nào đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)