Hợp đồng mua bán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 35 - 44)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CISG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG

2.1. Phạm vi áp dụng theo đối tượng

2.1.1. Hợp đồng mua bán

Điều 3 CISG là một trong những điều khoản xác định phạm vi áp dụng Cơng ước. Theo đó, CISG áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thỏa mãn các quy định mà Công ước đã đặt ra, cụ thể là:

“Các hợp đồng cung cấp hàng hóa để chế tạo hoặc sản xuất được xem là

hợp đồng mua bán, trừ trường hợp bên đặt hàng có nghĩa vụ cung cấp phần lớn

các nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo hoặc sản xuất hàng hóa đó”.

Để hiểu rõ quy định này, cần lưu ý hai cụm từ “phần lớn” và “ngun liệu cần thiết cho”. Do có tính mềm dẻo, nên hai cụm từ này gây ra khá nhiều khó khăn khi xác định phạm vi áp dụng của CISG.

2.1.1.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa để sản xuất

a) Khái niệm “phần lớn” (substantial part)

27

Hiểu được “phần lớn” (“substantial part” trong tiếng Anh và “part essentielle” trong tiếng Pháp) là một trong những điểm mấu chốt để hiểu được nội dung của Điều 3. Điều 3 khơng đưa ra tiêu chí nào để đánh giá thế nào là “phần lớn”. Theo một số tác giả (Franco Ferrari, 1995; Martin Karollus, 1995; Frank Diedrich, 1996), “phần lớn” được nhìn nhận từ hai khía cạnh “giá trị kinh tế” và tiêu chí “cần thiết, thiết yếu”. Theo cách hiểu này, nguyên liệu do bên đặt hàng cung cấp có được coi là “phần lớn” hay khơng sẽ xác định dựa trên giá trị của nó so với giá trị nguyên liệu cho việc chế tạo hay sản xuất hàng hóa đó. Theo ý kiến số 10 (mục 4) của Ủy ban tư vấn CISG10, trong trường hợp khơng có bất kỳ chỉ dẫn khác trong hợp đồng, giá của nguyên liệu được xem xét là của thị trường nơi người mua vào thời điểm ký kết hợp đồng.

Vụ tranh chấp VB/9413111được phân tích dưới đây sẽ cho thấy điều này. Trong tranh chấp này, bên bán có trụ sở kinh doanh tại Hungary đã ký kết một hợp đồng mua bán hàng hóa với bên mua Áo và có nghĩa vụ cung cấp “waste containers” (container chứa chất thải do người bán sản xuất). Tại thời điểm này, cả Hungary và Áo đều là thành viên của CISG. Các bên đã thỏa thuận với nhau rằng bên mua Áo sẽ cung cấp một phần nguyên liệu cần thiết cho việc sản xuất cho bên bán Hungary. Để xác định hợp đồng này có thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG hay không, cần phải so sánh giữa hai giá trị. Thứ nhất là giá trị nguyên vật liệu mà bên mua có nghĩa vụ cung cấp để sản xuất một container và thứ hai là giá trung bình của một container được sản xuất ra. Cụ thể, trong vụ việc này, Bên mua Áo đã cung cấp kim loại và phụ tùng giá trị 23.000sA (giá trị của lượng kim loại và phụ tùng mà bên bán phải sử dụng để sản xuất một container) để sản xuất 12 container. Và như vậy, Áo cung cấp không tới 2.000 sA cho mỗi container. Trong khi, giá trị trung bình của lượng kim loại và phụ tùng để sản xuất một containerlà từ 12.000 sA đến 20.000 sA. Rõ ràng, con số 2000 sAso với 12.000 sAđến 20.000sA là không đáng kể, nên hội đồng trọng tài đã kết luận rằng

10

CISG Advisory Council Opinion No. 10, Agreed Sums Payable upon Breach of an Obligation in CISG Contracts, có thể truy cập được tại: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/CISG-AC-op10.html (truy cập ngày 19/11/2018).

11 Có thể xem tại: http://www.unilex.info/case.cfm?pid=1&do=case&id=181&step=FullText (truy cập ngày 19/11/2018).

28

trường hợp này không thỏa mãn yếu tố “phần lớn các nguyên liệu” theo Điều 3.1. Vì thế, hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của CISG.

Một câu hỏi khác đặt ra là giá trị kinh tế sẽ được định lượng như thế nào? Khi định lượng thì tỉ lệ phần trăm có thể được sử dụng và “phần lớn” được hiểu là từ 50% trở lên. Trong thực tế có khơng ít các cơ quan tài phán12 đã xem xét tính giá trị kinh tế theo cách định lượng ra phần trăm. Tuy nhiên, theo Ủy ban tư vấn CISG, không nên định lượng theo tỷ lệ phần trăm định trước; giá trị kinh tế phải được xác định linh hoạt tùy thuộc từng trường hợp cụ thể và chính vì lẽ đó nó phải được xác định dựa trên cơ sở đánh giá tổng thể13. Ý kiến trên thực ra không mâu thuẫn với việc sử dụng yếu tố phần trăm. Nó có ý nghĩa củng cố thêm khi nhấn mạnh cần phải dựa trên đánh giá khái quát cũng như tình hình cụ thể và khơng q cứng nhắc theo một tỷ lệ phần trăm nhất định cho trước mà cần phải có sự linh hoạt tùy theo đối tượng, hồn cảnh và tính chất khác nhau.

Ngồi ra, “phần lớn” cịn được dựa trên cơ sở “tính thiết yếu” của hàng hóa. Trong một số trường hợp, xem xét “phần lớn” bằng cách định lượng theo giá trị kinh tế thì khơng phù hợp, ví dụ như đối với trường hợp ngun liệu vơ hình. Lúc này, việc căn cứ theo “tính thiết yếu” sẽ tỏ ra phù hợp hơn. Như vậy, các nguyên liệu bên mua cung cấp sẽ được xác định theo chất lượng, chức năng, tính cần thiết của nó so với tổng thể nguyên liệu chế tạo, sản xuất ra hàng hóa. Tuy nhiên, theo Ủy ban tư vấn CISG, tiêu chí “tính thiết yếu” được xếp sau “giá trị kinh tế”. Nói cách khác, chỉ khi khơng xác định được “giá trị kinh tế” hoặc “giá trị kinh tế” tỏ ra khơng phù hợp với hồn cảnh, thì mới sử dụng tiêu chí “tính thiết yếu”14. Quan điểm này tạo thuận lợi cho cơ quan xét xử, bởi tiêu chí định lượng bao giờ cũng dễ xác định hơn tiêu chí định tính.

b) Khái niệm “nguyên liệu cần thiết cho”

12 Ví dụ vụ tranh chấp VB/94131:

http://www.unilex.info/case.cfm?pid=1&do=case&id=181&step=FullText (truy cập ngày 19/11/2018).

13

CISG Advisory Council Opinion No. 10, tlđd.

14

CISG Advisory Council Opinion No. 10, tlđd.

29

Bên cạnh tiêu chí “phần lớn”, Điều 3 CISG cịn sử dụng tiêu chí “ngun liệu cần thiết cho” (“materials necessary for” trong tiếng Anh và “éléments matériels nécessaires à” trong tiếng Pháp). Hiểu theo cách đơn giản, trước hết, những ngun liệu khơng cần thiết, khơng đóng vai trị quan trọng cho việc chế tạo, sản xuất hàng hóa khơng được tính đến trong trường hợp này. Những phụ kiện như vật liệu cần thiết cho bao bì và vận chuyển hàng hóa, hoặc vật liệu cần thiết cho kiểm tra nghiệm thu... cũng sẽ không được coi là “nguyên liệu cần thiết cho”. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra khi “nguyên liệu” là các yếu tố như cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, bản vẽ, cơng thức và thiết kế cần thiết cho sản xuất hàng hóa có được coi là hàng hóa khơng? Theo Bình luận số 4 của Uỷ ban tư vấn Cơng ước Viên15, Tịa phúc thẩm Chambéry ngày 25/5/1993 đã quyết định không áp dụng CISG với lập luận rằng, để thuộc phạm vi áp dụng của Điều 3, sản xuất hàng hóa phải được thực hiện theo thiết kế do người mua cung cấp, thiết kế phải chiếm một phần đáng kể các tài liệu và trở thành nguyên liệu duy nhất mà người đặt hàng cung cấp. Tuy nhiên, cần xác định rõ rằng không phải mọi thiết kế, bản vẽ… đều được coi là vật liệu để sản xuất hàng hóa. Chỉ những thiết kế, bản vẽ…. cần thiết cho sản xuất hàng hóa và đóng góp đặc biệt hoặc dành riêng cho hàng hóa. Ví dụ như một trong các bên đóng góp tài liệu, bản vẽ… thể hiện quyền sở hữu cơng nghiệp hoặc quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ: bằng sáng chế hoặc quyền sở hữu công nghiệp…)

Ngồi ra, cịn một vấn đề khác liên quan đến những ngun liệu vơ hình khơng thể nhìn nhận được bằng giác quan thơng thường. Các quốc gia ngay từ khi CISG trong giai đoạn xây dựng đã muốn biết “nguyên liệu” có tồn tại dưới dạng vơ hình được khơng, như bí quyết kinh doanh16. CISG khơng có điều khoản nào quy định các giao dịch đó có thuộc phạm vi áp dụng của CISG hay khơng.

15 CISG Advisory Council Opinion No. 10, tlđd.

16Về vấn đề này, xem: http://cisg.com.vn/index.php/2017-05-14-10-37-49/2011-12-05-04-54-02/196-ban-

v-khai-ni-m-h-p-d-ng-mua-ban-hang-hoa-qu-c-t-theo-di-u-3-c-a-cong-u-c-vienna-1980(truy cập ngày

19/11/2018).

30

2.1.1.2. Hợp đồng bao gồm cả mua bán hàng hóa và cung ứng nhân lực và

dịch vụ

Khoản 2 Điều 3 quy định: “Công ước này không áp dụng cho các hợp đồng trong đó phần lớn nghĩa vụ của bên cung cấp hàng hóa là cung ứng lao

động hoặc thực hiện các dịch vụ khác.”

Cần lưu ý rằng Công ước Viên chỉ áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa mà khơng điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụ. Trong thực tế, có những hợp đồng có đối tượng vừa là mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ khi bao gồm cả nghĩa vụ cung ứng dịch vụ và cung cấp hàng hóa. Khi hợp đồng có đối tượng là mua bán hàng hóa, nhưng lại kèm theo đó là những dịch vụ, hay u cầu thực hiện một cơng việc nào đó liên quan đến hàng hóa, thì cần phải xem xét các hợp đồng đó có phải là hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của Cơng ước hay không?

Trong thực tiễn, bên bán thường phải thực hiện các dịch vụ phụ trợ cho việc giao hàng như đóng gói, vận chuyển hàng hóa, ký hợp đồng với người vận chuyển… Ngoài ra, hợp đồng mua bán hàng hóa cịn có thể kèm theo nghĩa vụ lắp đặt hay việc hướng dẫn lắp đặt. Trong những trường hợp này, hợp đồng vẫn thuộc đối tượng điều chỉnh của CISG, bởi các nghĩa vụ đó khơng phải là nghĩa vụ chính của hợp đồng mua bán hàng hóa17. Tương tự, một hợp đồng mua bán hàng hóa có nghĩa vụ bán hàng kèm theo lắp ráp hàng hóa nói chung khơng thuộc trường hợp loại trừ theo Điều 3.218. Điều này cũng đúng đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa có nghĩa vụ đào tạo nhân viên, hay cung cấp các dịch vụ bảo trì, nếu những nghĩa vụ bổ sung này phụ thuộc vào nghĩa vụ chính là bán hàng19. Các dịch vụ này khơng làm thay đổi bản chất hợp đồng là mua bán hàng hóa hay cũng khơng làm thay đổi quan hệ giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa. Ví dụ như trong vụ tranh chấp giữa nguyên đơn là bên bán Thụy Sỹ với bị đơn là bên mua Đức. Tòa án đã nhận thấy rằng hai bên đã thực hiện về việc bán hàng kèm theo

17 Xem: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/990225s1.html (truy cập ngày 19/11/2018).

18

Xem: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/060110i3.html (truy cập ngày 19/11/2018).

19

Xem: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/061108s1.html (truy cập ngày 19/11/2018).

31

với nghĩa vụ liên quan đến việc lắp đặt container. Tòa án đã xem xét và kết luận rằng Cơng ước Viên có thể áp dụng được vì việc cung cấp các dịch vụ, tức là việc lắp đặt container, không được ưu tiên hơn, hay không phải là nghĩa vụ chủ yếu.

Tuy nhiên trong một số trường hợp người bán thực hiện phần dịch vụ nhiều hơn phần mua bán, khi đó, dịch vụ hồn tồn có thể trở thành đối tượng của một hợp đồng độc lập. Chẳng hạn như người bán đào tạo nhân viên của người mua để sử dụng hàng hóa là đối tượng của hợp đồng. Trong tranh chấp số

8/199720, trọng tài cho rằng phần cung ứng dịch vụ trội hơn phần mua bán hàng

hóa. Cụ thể, trọng tài đã lập luận rằng “hợp đồng mua bán hàng hóa có trả phí lắp đặt” bao gồm một số điều khoản mà hợp đồng mua bán hàng hóa thơng thường khơng có, ví dụ như lưu kho, thông tin bán hàng, dịch vụ markerting, trả lại hàng hóa khi khơng bán được... Nhìn chung, cần phải xem xét việc thực hiện nghĩa vụ này tương quan như thế nào so với nghĩa vụ cung cấp hàng hóa.

Ngược lại, theo tinh thần của Điều 3.2, một hợp đồng tuy là có sự trao đổi hàng hóa, nhưng nhiệm vụ của bên giao hàng lại chủ yếu là thực hiện một cơng việc, dịch vụ khác, thì sẽ không chịu sự điều chỉnh của CISG. Để hiểu được nội dung của quy định này, cần phải làm sáng tỏ ý nghĩa của cụm từ “phần lớn nghĩa vụ” (“preponderant part of the obligations” trong tiếng Anh và “la part prépondérante de l’obligation” trong tiếng Pháp). Tương tự như cách tiếp cận thuật ngữ “phần lớn” của Điều 3.1 đã phân tích ở trên, “phần lớn nghĩa vụ” trong trường hợp này cũng được xét trên cơ sở định lượng, và trong một chừng mực nào đó trên bản chất của hợp đồng.

Nếu dựa trên cơ sở định lượng, thường sẽ căn cứ vào tỷ lệ phần trăm. Một con số tỷ lệ phần trăm nhất định không thể đúng đối với mọi trường hợp, nên nếu chỉ xem xét riêng con số đó thì chưa thể đưa ra kết luận chính xác. Ngay cả đối với một tỷ lệ lớn hơn 50% cũng không đủ để coi là yếu tố quyết định cho việc CISG có được áp dụng hay khơng. Ngồi ra, cịn phải xem xét ý định của các bên khi giao kết và trong khi thực hiện hợp đồng. Trong thực tế, một số yếu tố khác ví

20

Xem: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/980305r1.html (truy cập ngày 19/11/2018).

32

dụ như mệnh giá và toàn bộ nội dung của hợp đồng cũng được tòa án và trọng tài xem xét bổ sung. Trong mọi trường hợp, khi so sánh giá trị dịch vụ, cần so sánh giá trị của tồn bộ hợp đồng, chứ khơng phải chỉ với giá của hàng hóa. Con số trên 50% sẽ không thể quyết định chung cho tất cả các tranh chấp để loại trừ CISG nhưng nếu sử dụng một tỷ lệ cố định, con số dưới 50% sẽ khó được tính đến để loại trừ CISG. Trong một số vụ tranh chấp, khi nghĩa vụ liên quan đến việc cung cấp lao động hoặc dịch vụ chiếm dưới 50% nghĩa vụ của người bán, thì CISG được áp dụng.

Thực tiễn xét xử cho thấy, việc xác định nghĩa vụ chủ yếu của Điều 3.2 căn cứ trên việc định lượng theo giá trị kinh tế được công nhận và áp dụng. Tranh chấp 2008/AR/91221 ngày 14/11/2008 là một ví dụ. Bên giao hàng Đức đã thực hiện nghĩa vụ liên quan đến dịch vụ được quy ra giá trị kinh tế là 12.570 Euro, trong khi giá trị kinh tế của hợp đồng giữa bên bán Đức và bên mua Bỉ là 52.000 Euro. So sánh hai con số này ta được tỷ lệ phần trăm tương ứng khoảng 24%, chiếm một phần giá trị khơng lớn, có thể hiểu nghĩa là bên giao hàng không thực hiện phần lớn nghĩa vụ. Vì vậy, hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của CISG.

Ngoài yếu tố giá trị kinh tế, một số cơ quan giải quyết tranh chấp còn xem xét các yếu tố khác, đặc biệt bản chất của hợp đồng, hoàn cảnh xung quanh việc ký kết hợp đồng, mục đích của hợp đồng, v.v… để xác định xem đó có được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa hay khơng. Ví dụ như trong vụ tranh chấp

Germany 26 November 1998 District Court Mainz22 giữa người bán Thụy Điển

và người mua Đức liên quan đến hợp đồng mua bán “cylinder” để sản xuất giấy. Các bên đã thỏa thuận giá mua bao gồm bốc xếp, vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt và chi phí bảo hiểm cho đến khi kết thúc cơng việc lắp đặt hàng hóa. Tịa án đã xem xét mục đích của hợp đồng và các hồn cảnh khác dẫn đến sự hình thành hợp đồng và kết luận rằng, việc mua bán cylinder là cần thiết nhất trong thỏa thuận của các bên. Các nhiệm vụ bổ sung có liên quan khác bao gồm các dịch vụ được coi là một phần của nghĩa vụ đưa ra sản phẩm cuối cùng. Bên cạnh đó, các hoạt

21

Xem: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/081114b1.html (truy cập ngày 19/11/2018).

22

Xem: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/981126g1.html (truy cập ngày 19/11/2018).

33

động còn lại cụ thể như lắp đặt, vận chuyển và các dịch vụ khác theo thỏa thuận có tầm quan trọng thấp hơn và chỉ để phục vụ cho mục đích chính là cung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)