Khuyến nghị về phạm vi áp dụng CISG theo đối tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 73 - 75)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CISG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG

3.2. Khuyến nghị về phạm vi áp dụng CISG theo đối tượng

3.2.1. Về hàng hóa khơng thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG

CISG tuy đã liệt kê khá rõ ràng những trường hợp hàng hóa khơng chịu sự điều chỉnh của Công ước nhưng vẫn rất cần phải lưu ý để tránh nhầm lẫn một số trường hợp.

Trước tiên, cần lưu ý tài sản để được coi là hàng hóa theo tinh thần của CISG thì phải là các tài sản hữu hình và có khả năng di chuyển được. Tuy vậy, một số cơ quan tài phán cho rằng một phần mềm tiêu chuẩn vẫn được coi là hàng hóa, chỉ trừ trường hợp phần mềm chỉ sản xuất phục vụ yêu cầu của riêng cá nhân mới khơng được coi là hàng hóa. Thực tiễn xét xử cho thấy quan điểm của các cơ quan tài phán về vấn đề liệu phần mềm máy tính là dịch vụ hay hàng hóa vẫn chưa thống nhất. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức lưu ý điều này.

Ngoài ra cần lưu ý là việc xác định hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán có được CISG điều chỉnh hay khơng phải dựa trên mục đích của mua bán chứ khơng phải chủ thể mua bán. Ví dụ: Giám đốc cơng ty X mua máy in của công ty Y nhưng để dùng với mục đích cá nhân tại nhà riêng thì khơng thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG. Ngược lại, cá nhân A làm việc cho cơng ty X mua máy tính của cơng ty Y nhưng để sử dụng cho cơng ty X thì thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG.

Cuối cùng, cần lưu ý CISG quy định hàng hóa khơng điều chỉnh là tàu thủy, máy bay, một số loại phương tiện đặc biệt khác. Tuy nhiên, những bộ phận thành phần tách rời riêng lẻ của chúng, hay những vật dụng này khi đã bị loại bỏ do hết cơng dụng và có thể trở thành phế liệu thì có thể trở thành đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG. Ngồi ra, tiền tệ khơng phải là đối tượng được CISG điều chỉnh nhưng trường hợp tiền được sử dụng theo một đặc tính hoặc

57

http://www.trungtamwto.vn/vandedacbiet/cong-uoc-vien/nhung-diem-bat-cap-cua-cong-uoc-vien-1980- ma-viet-nam-can-luu-y-0 (truy cập ngày 23/11/2018).

65

mục đích khác như để lưu niệm mà khơng phải giá trị thật của nó, và được mua bán dựa trên đặc tính đó cũng có thể được CISG điều chỉnh.

3.2.2. Về một số nội dung bị CISG loại trừ

CISG điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng khơng phải mọi vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng đều được CISG điều chỉnh. Nói cách khác, một số khía cạnh khơng được CISG điều chỉnh, như tính hiệu lực của hợp đồng, trách nhiệm sản phẩm…Vì vậy, ngồi việc xem xét khả năng áp dụng CISG các bên cịn nên tính đến việc lựa chọn một nguồn luật bổ sung cho CISG. Nguồn luật bổ sung khá đa dạng, từ luật trong nước đến các tập quán quốc tế. Tùy theo nội dung và bản chất của hợp đồng mà các bên có thể thỏa thuận lựa chọn nguồn luật thích hợp nhất. Các doanh nghiệp Việt Nam không nên hiểu rằng hợp đồng đã được CISG là có thể giải quyết được mọi vấn đề, mà trái lại, cần phải chủ động tìm hiểu kỹ càng và có sự chuẩn bị cho việc áp dụng các nguồn luật bổ sung.

3.2.3. Về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa

Việc xác định một hợp đồng có phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để có thể thuộc phạm vi chịu điều chỉnh của CISG hay khơng phải được tiến hành dựa trên các tình tiết cụ thể, trong đó phải tính đến các khái niệm như “phần lớn”, “cần thiết cho”. Các vụ tranh chấp đã được phân tích ở Chương 2 cho thấy để xác định bên mua có cung cấp phần lớn nguyên liệu cần thiết hay khơng, tiêu chí xác định có thể dựa trên định lượng giá trị kinh tế hoặc dựa vào tính thiết yếu, cơ bản của nguyên liệu. Tuy nhiên, tiêu chí định lượng sẽ đặt lên hàng đầu, chỉ khi trong trường hợp cụ thể, tiêu chí này tỏ ra khơng hữu hiệu, mới xét đến tính cơ bản của nguyên liệu. Bên cạnh đó, để xác định yếu tố “phần lớn” dựa theo việc định lượng, thông thường sẽ so sánh hai giá trị và quy về một con số phần trăm cụ thể, nhưng con số này không được sử dụng chung cho mọi trường hợp. Cần xét theo tình tiết hồn cảnh cụ thể. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần tham khảo cũng như tìm hiểu thêm nhiều tranh chấp, phân tích nhiều luận án liên quan để có thể tự bảo vệ tốt nhất cho mình. Tịa án Việt Nam cũng đặc biệt lưu ý đến các vụ

66

việc liên quan đến vấn đề này, để trên thực tế nếu có xét xử sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn công bằng nhất đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Khi tham gia ký kết một hợp đồng gồm cả hoạt động mua bán hàng hóa cũng như kèm theo những cơng việc cung ứng dịch vụ, cần phải chú ý xem hợp đồng hỗn hợp này có được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa hay khơng. Để tăng tính an tồn pháp lý, trong những hợp đồng này, các doanh nghiệp có thể thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng như thêm phần phụ lục quy định chi tiết rõ ràng về các nghĩa vụ liên quan đến mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, từ đó sẽ đưa ra định lượng giá trị kinh tế cụ thể. Khi xảy ra tranh chấp, đó sẽ là cơ sở để cơ quan tài phán có thể xác định được đó là hợp đồng gì và liệu CISG có được áp dụng hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)