Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 35 - 37)

1.1.1 .Khái niệm về pháp luật Trọng tài thương mại

1.4. Kinh nghiệm củaTrung Quốc; Thái Lan; Anh và bài học gợi mở

1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thông qua kinh nghiệm hoàn thiện Pháp luật về Trọng tài thương mại ở Anh và kinh nghiệm hoàn thiện Pháp luật về Trọng tài thương mại ở Thái Lan; Trung Quốc rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Tất cả những người có quyền công dân, được pháp luật công nhận thì có quyền làm Trọng tài viên, trên cơ sở tin tưởng về trình độ bằng cấp.Việc lựa chọn Trọng tài viên do các bên quyết định, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm tư vấn, nếu các bên không thể tìm được Trọng tài viên thì Chủ tịch Hội đồng có thể chi định.

Cần có quy định thời gian nộp đơn kiên, thời gian khởi kiện và thời gian chấm dứt. Các đơn kiện cần phải có các dẫn chứng số liệu cụ thể để chứng minh và Hội đồng Trọng tài có thể căn cứ trên những tài liệu đó đưa ra phán quyết. Các phán quyết cần có căn cứ lập luận rõ ràng, khách quan, thỏa mãn của các bên.

Thỏa thuận Trọng cần được lập thành văn bản riêng, cần phải tách riêng khỏi nội dung hợp đồng. Các quyết định của Trọng tài vẫn là chung thẩm và các bên khi có quyết định của Trọng tài không được quyền gửi đơn kháng cáo lên Tòa án nhờ phán quyết lại.

Kết luận chương 1

Trọng tài thương mại là một cơ chế giải quyết tranh chấp mềm dẻo, nhanh chóng, thuận lợi cho các bên. Trọng tài thương mại đảm bảo tối đa quyền tự do thỏa thuận của các bên, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên, nâng cao được hiệu quả kinh doanh; đảm bảo được bí mật trong quá trình giải quyết tranh chấp; mang tính thân thiện tạo khả năng tiếp tục duy trì mối quan hệ của các bên; là cơ chế giải quyết tranh chấp trung lập cho các bên; các phán quyết của Trọng tài có thể được công nhận và cho thi hành ở nước ngoài; mang tính chuyên môn cao; không đại diện cho quyền lực Nhà nước nên thích hợp để giải quyết các tranh chấp giữa các bên có Quốc tịch khác nhau. Nhưng do Trọng tài thương mại với tính chất là cơ quan tài phán tư nên Trọng tài thương mại muốn hoạt động có hiệu quả thì Nhà nước phải thông qua Tòa án để thực hiện sự hỗ trợ và giám sát hoạt động của Trọng tài thương mại.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)