trong việc lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp. Về bản chất, Trọng tài là một quá trình đồng thuận trong đó cơ sở đầu tiên để xác định thẩm quyền của Trọng tài là thoả thuận Trọng tài giữa các bên.
3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam Nam
Căn cứ vào kinh nghiệm của một số nước trong việc hoàn thiện Luật Trọng tài thương mại và phần đánh giá những hạn chế; định hướng hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam, các giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam cụ thể như sau:
3.2.1. Bổ sung các quy định phạm vi điều chỉnh của luật trọng tài thương mại mại
Căn cứ phân tích tại mục 2.4.2, một trong những hạn chế của pháp luật trọng tài thương mại hiện nay là: Phạm vi điều chỉnh của Luật Trọng tài thương mại chưa được quy định mô ̣t cách rõ ràng. Tại Điều 1 Luật Trọng tài thương mại quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:“Luật này quy định về thẩm quyền của Trọng tài
thương mại, các hình thức của Trọng tài, tổ chức Trọng tài, Trọng tài viên; trình tự, thủ tục trọng tài; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong tố tụng Trọng tài; thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động Trọng tài; tổ chức và hoạt động của
Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thi hành phán quyết Trọng tài”. Quy định này
dẫn tớ i có hai quan điểm khác nhau về phạm vi điều chỉnh của Luật gây khó khăn
cho việc xác định thẩm quyền của Trọng tài. Quan điểm thứ nhất, Luật Trọng tài thương mại chỉ áp dụng đối với các quyết định của Trọng tài trong nước. Quan điểm thứ hai, Luật này cũng có thể được áp dụng cả đối với các quyết định của Trọng tài nước ngoài trong quá trình giải quyết tranh chấp nếu quyết định được tuyên tại Việt Nam hoặc địa điểm giải quyết vụ tranh chấp là tại Việt Nam (ngoại trừ việc công nhận, cho thi hành phán quyết cuối cùng của Trọng tài giải quyết toàn
bộ vụ tranh chấp). Vì thế pháp luật về Trọng tài thương mại cần bổ sung các quy định phạm vi điều chỉnh, cụ thể như sau:
Quy định rõ về phạm vi điều chỉnh của Luật Trọng tài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp và các chủ thể có liên quan xác định đúng thẩm quyền của Trọng tài thương mại một cách thống nhất, tránh tình trạng có nhiều quan điểm khác nhau về thẩm quyền của Trọng tài như hiện nay.
Phạm vi điều chỉnh của Luật Trọng tài thương mại phải được đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm sự phù hợp với các Điều ước quốc tế về thương mại mà Việt Nam là thành viên, trước hết là đảm bảo thực thi các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, trong đó có dịch vụ về Trọng tài. Luật Trọng tài thương mại cũng cần chú trọng tham khảo và tiếp nhận các quy định của Luật Mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Uỷ ban Liên Hợp Quốc về Luật Thưong mại Quốc tế (UNCITRAL) ban hành ngày 21 tháng 6 năm 1985, bổ sung, sửa đổi ngày 07 tháng 7 năm 2006. Luật cần tiếp thu những kinh nghiệm thành công của các nước có thị trường dịch vụ Trọng tài phát triển như Anh, Mỹ, Hồng Kông, Singapore và cả những bài học về sự chưa thành công của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản. Sự tiếp thu Luật Mẫu sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nhân nước ngoài lựa chọn Trọng tài Việt Nam để giải quyết các tranh chấp của họ và từ đó tạo thêm một yếu tố hấp dẫn mới cho các hoạt động thương mại và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.