Căn cứ phân tích tại mục 2.4.2, một trong những hạn chế của pháp luật về Trọng tài thương mại hiện nay là: Luật Trọng tài thương mại có quy định về thời hạn thông báo đơn khởi kiện, thời hạn gửi bản tự bảo vệ của bị đơn, thời hạn thành lập Hội đồng Trọng tài, thời hạn bầu Chủ tịch Hội đồng Trọng tài nhưng lại không quy định về thời hạn giải quyết vụ tranh chấp từ khi Hội đồng Trọng tài được thành lập đến khi ra phán quyết của Trọng tài. Về thời hạn ra phán quyết của Trọng tài thì Luật Trọng tài thương mại có quy định: Phán quyết của Trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Vấn đề đặt ra là chưa có quy định cụ thể mỗi vụ kiện sẽ có bao nhiêu phiên họp, mỗi phiên họp cách nhau bao nhiêu ngày và khi họp giải quyết tranh chấp thì Hội đồng Trọng tài phải có trách nhiệm công bố cho các bên tranh chấp biết về phiên họp cuối cùng giải quyết tranh chấp như thế nào. Thực tế, các bên tranh chấp Kinh doanh - Thương mại thường lựa chọn Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp do ưu điểm của hình thức giải quyết này là thủ tục tố tụng Trọng tài nhanh gọn. Tuy nhiên, vì không có quy định cụ thể về thời hạn giải quyết tranh chấp nên
còn có vụ kiện kéo dài. Vì thế pháp luật về Trọng tài thương mại cần bổ sung các quy định về thời gian tiến hành tố tụng Trọng tài, cụ thể như sau:
Luật Trọng tài thương mại có quy định về thời hạn thông báo đơn khởi kiện, thời hạn gửi bản tự bảo vệ của bị đơn, thời hạn thành lập Hội đồng Trọng tài, thời hạn bầu chủ tịch Hội đồng Trọng tài nhưng lại không quy định rõ về thời hạn giải quyết tranh chấp, nên trên thực tế việc giải quyết vụ việc trong thời hạn bao lâu phụ thuộc hoàn toàn vào Trọng tài. Bởi vậy, Luật cần quy định rõ về thời hạn giải quyết vụ tranh chấp từ khi Hội đồng Trọng tài được thành lập đến khi ra phán quyết của Trọng tài. Ví dụ như: Mỗi vụ kiện có bao nhiêu phiên họp, mỗi phiên họp cách nhau bao lâu, phiên họp cuối của Trọng tài được tổ chức khi nào và cần phải thông báo công khai cho các bên tranh chấp biết về phiên họp cuối. Mặt khác, cần có quy định rõ về “Những hành vi được coi là bất lợi đến quá trình tố tụng Trọng tài” trong Luật Trọng tài thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng Trọng tài thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên.
Cần quy định về thời gian thành lập Hội đồng Trọng tài trong trường hợp có khiếu nại quyết định chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn. Quyết định này có ý nghĩa hết sức quan trọng về tính hợp pháp, liên tục của tố tụng Trọng tài, bởi lẽ nếu hai thành viên không thể tự mình bầu được Chủ tịch Hội đồng Trọng tài thì các bên đề nghị Toàn án có thẩm quyền chỉ định chứ không thể kéo dài tố tụng. Luật TTTM cần quy định “ Trong trường hợp có khiếu nại quyết định chỉ định của Trọng tài viên cho các bên, thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày Tòa án có văn bản giải quyết khiếu nại, hai Trọng tài viên phải bầu ra chủ tịch HĐTT để giải quyết vụ kiện.
Hướng dẫn về các thời gian, thời hạn trong tố tụng: Đối với hầu hết thời hạn trong tố tụng Trọng tài thì cần có quy định về trường hợp bất khả kháng để khấu trừ thời gian phù hợp. Đồng thời cần quy định rõ thời gian trong một số trường hợp là tính ngày làm việc và một số trường hợp là tính cả ngày nghỉ. Quy định về cách giải quyết khi vi phạm quy định thời hạn trong tố tụng Trọng tài.
Cần quy định rõ thời gian thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc trong trường hợp có khiếu nại quyết định chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn, việc quy định trong
thời hạn bao lâu hai Trọng tài viên phải bầu Chủ tịch Hội đồng Trọng tài sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án, có ý nghĩa hết sức quan trọng về tính hợp pháp liên tục của tố tụng Trọng tài. Vì nếu hai Trọng tài viên tự mình không thể bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài thì các bên phải đề nghị Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng Trọng tài theo quy định tại khoản 3, Điều 41, Luật TTTM. Cụ thể kiến nghị bổ sung như sau: “Trường hợp có khiếu nại về quyết định chỉ định Trọng tài viên cho các bên, thì trong 15 ngày kể từ ngày Tòa án có thẩm quyền ban hành văn bản giải quyết khiếu nại, hai Trọng tài viên phải bầu Chủ tịch Hội đồng Trọng tài để giải quyết vụ tranh chấp.
Cần trao cho Hội đồng trọng tài vụ việc các thẩm quyền liên quan đến trình tự, thủ tục tố tụng Trọng tài, cụ thể, bổ sung: “Hội đồng Trọng tài vụ việc được quyền quyết định trình tự, thủ tục giải quyết vụ tranh chấp nếu các bên không tự thỏa thuận được.” còn nếu sự thay đổi thủ tục tố tụng giữa các bên về địa điểm, ngôn ngữ giải quyết tranh chấp đều hợp pháp, thì đề nghị bổ sung quy định sau: “Mọi sự thay đổi về thủ tục, trình tự tố tụng Trọng tài trước và sau khi xảy ra tranh chấp đều được lập thành văn bản và do Hội đồng Trọng tài quyết định sự thay đổi.”
Cần có hướng dẫn cụ thể việc áp dụng quy định: “Chủ tịch Hội đồng Trọng tài phải thực hiện việc đóng gói và lưu trữ hồ sơ vụ kiện trong thời gian 05 năm và có trách nhiệm cung cấp cho TAND có thẩm quyền khi có yêu cầu.”