Pháp luật về Trọng tài thương mại đang ở giai đoạn điều chỉnh, hoàn thiện theo pháp luật về trọng tài trên thế giới. Có nhiều điều luật chưa thực sự phù hợp, quy định chung chung, chưa thực sự trao quyền định pháp cho Trọng tài thương mại; các quyết định này vẫn ảnh hưởng theo phán quyết của Tòa án nên hiệu quả hoạt động của TTTM chưa cao.
2.3.4. Truyền thống văn hóa và nhận thức của giới doanh nhân
Các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trên thị trường Việt Nam đều ít tin tưởng vào phán quyết của Trọng tài thương mại hoặc các phán quyết đều không thỏa đáng, chưa đủ căn cứ pháp lý đề thực thi nên vẫn cần sự can thiệp của Tòa án. Do đó, số vụ việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại vẫn chưa cao.
2.3.5. Hội nhập quốc tế
Nước ta đang trong giai đoạn hội nhập về thương mại với các nước trên thế giới đòi hỏi pháp luật về Trọng tài cũng phải thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên sự điều chỉnh này vẫn còn chưa theo kịp với sự phát triển và trình độ chuyên môn của Trọng tài viên vẫn còn hạn chế. Nên hiệu quả hoạt động củaTTTM vẫn còn thấp.
Mặt khác, Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với rất nhiều nền tài phán xây dựng Luật Trọng tài của mình trên Luật Mẫu UNCITRAL, đồng thời cũng là khu vực có nhu cầu sử dụng dịch vụ Trọng tài ngày càng tăng như là một hệ quả của việc tăng cường đầu tư và các hoạt động thương mại. Do đó, với nền tảng là một cơ sở pháp lý về Trọng tài có nhiều điểm tưởng đồng về nguyên tắc
với các nước trong khu vực, Trọng tài Việt Nam, nếu có thể đảm bảo thực hiện ổn định Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và Công ước New York 1958, đang có điều kiện khách quan hết sức thuận lợi để bắt kịp sự phát triển của Trọng tài quốc tế.