hợp các bên thỏa thuận Trung tâm Trọng tài cụ thể như lĩnh vưc tranh chấp đó không thuộc phạm vi giải quyết trong quy chế của Trung tâm Trọng tài được chỉ định từ chối áp dụng giải quyết; các bên chọn hình thức giải quyết bằng cả Trọng tài lẫn Tòa án hoặc chỉ rõ nhiều Trung tâm Trọng tài và cách thức giải quyết của Trọng tài trong cùng một thỏa thuận trọng tài.
Việc áp dụng pháp luật có hiệu lực tại thời điểm ký kết thỏa thuận Trọng tài trong một số trường hợp trở nên không hợp lý, nghị định hướng dẫn cần quy định có sự vận dụng pháp luật linh hoạt, mềm dẻo trong những trường hợp như vậy để không bị lãng phí những thỏa thuận Trọng tài được thành lập.
Cần được xem xét bổ sung quy định về thủ tục yêu cầu Tòa án xem xét quyết định của Hội đồng Trọng tài về vấn đề vô hiệu của thỏa thuận Trọng tài. Cụ thể, trong thời gian Tòa án xem xét để ra quyết định thỏa thuận Trọng tài có vô hiệu không, Hội đồng Trọng tài nên tạm dừng tố tụng, vì trong thời gian này dù có tiến hành tố tụng thì các bên cũng khó đạt được kết quả như mong đợi vì một trong các bên đã không thiết tha với giải quyết tranh chấp bằng phương thức Trọng tài, điều này được chứng minh họ đã yêu cầu Tòa án xem xét tuyên thỏa thuận Trọng tài vô hiệu. Hơn nữa, dù có đạt được kết quả giải quyết tranh chấp trong thời gian này đi chăng nữa, mà sau đó, Tòa án tuyên thỏa thuận Trọng tài đó là vô hiệu thì đương nhiên phán quyết của Trọng tài sẽ không có giá trị thi hành trên thực tế và kể từ đó các bên tranh chấp chuẩn bị tâm thế đưa vụ việc tranh chấp ra Tòa án để giải quyết.
3.2.4. Bổ sung quy định về điều kiện công nhận Trọng tài và tiêu chuẩn Trọng tài viên Trọng tài viên
Căn cứ phân tích tại mục 2.4.2, một trong những hạn chế của pháp luật về trọng tài thương mại hiện nay là: Luật Trọng tài thương mại có nhiều quy định về Trọng tài viên nhưng lại chưa có quy định về công nhận Trọng tài viên. Một số quy định về tiêu chuẩn đối với Trọng tài viên chưa thâ ̣t hợp lý. Vì thế pháp luật về Trọng tài thương mại cần bổ sung các quy định về điều kiện công nhận Trọng tài và
tiêu chuẩn Trọng tài viên, cụ thể như sau:
Sự thiếu sót các căn cứ pháp lý về tiêu chuẩn Trọng tài và điều kiện công nhận Trọng tài viên là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng giải quyết các vụ tranh chấp của Trọng tài chưa đạt hiệu quả. Điều này không những gây phiền toái cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến uy tín của Trọng tài thương mại Việt Nam trên trường quốc tế. Để nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Trọng tài, cần xây dựng các quy định pháp lý về điều kiện công nhận Trọng tài viên một cách chặt chẽ để đảm bảo Trọng tài viên có đủ năng lực thực thi nhiệm vụ.
Cần phải có quy định về trách nhiệm của Trọng tài viên khi hành nghề một cách hợp lý để nâng cao tinh thần trách nhiệm của Trọng tài viên. Trọng tài viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về phán quyết của mình.
Nâng cao chất lượng song hành với phát triển số lượng Trọng tài viên theo hướng giỏi về trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, giàu kinh nghiệm thực tiễn, các thương nhân có thời gian dài hoạt động trong lĩnh vực thương mại, muốn trở thành Trọng tài viên buộc phải tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Trọng tài với thời gian từ 4 đến 6 tháng.
Các tiêu chuẩn chuyên môn về Trọng tài viên nên được loại bỏ ra khỏi Luật TTTM, thay vào đó để nâng cao chất lượng chuyên môn của Trọng tài viên, Nhà nước có thể quy định thực hiện bằng các biện pháp khác.
Tăng cường quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động Trọng tài kết hợp tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ trọng tài viên và Trung tâm Trọng tài; công bố danh sách trọng tài viên và Trung tâm Trọng tài. Tạo cơ chế giám sát và đánh giá đội ngũ Trọng tài viên và các Trung tâm Trọng tài, công bố danh sách Trọng tài viên và Trung tâm Trọng tài trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp là biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng các Trung tâm Trọng tài và năng lực của Trọng tài viên để đáp ứng yêu cầu hiện nay.
Cần xây dựng một số cơ chế đặc thù để hỗ trợ hoạt động của các Trung tâm trọng tài và các Trọng tài viên. Nhà nước phải hỗ trợ cho việc phát triển hoạt động
Trọng tài, trong việc đào tạo nghề, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho Trọng tài viên. Các Trung tâm trọng tài cần chủ động, tích cực hơn trong việc mở rộng danh sách Trọng tài viên, đặc biệt chú trọng tới các chuyên gia có uy tín và trình độ chuyên môn cao; bồi dưỡng nâng cao trình độ của các Trọng tài viên hiện có nhằm nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp của các Trung tâm Trọng tài, tăng cường hợp tác với các tổ chức Trọng tài trong và ngoài nước nhằm học hỏi kinh nghiệm. Thực tiễn cho thấy một số lĩnh vực pháp lý hiện nay như luật sư, tư vấn pháp lý đều mở cửa cho người nước ngoài tham gia và hiệu quả là rất khả quan
Bên cạnh việc tăng cường chất lượng chuyên môn của Trọng tài viên, cơ sở vật chất của các Trung tâm trọng tài thì cần thiết phải có cơ chế kiểm soát việc hủy tuyên vô hiệu đối với các phán quyết của Trọng tài. Giải pháp được đưa ra là tăng cường giám sát của Quốc hội đối với việc hủy quyết định của Trọng tài, công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài, hạn chế tình trạng hủy án không có căn cứ thuyết phục.