Bổ sung các quy định trong kết quả giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 72 - 73)

Căn cứ phân tích tại mục 2.4.2, một trong những hạn chế của pháp luật về Trọng tài thương mại hiện nay là: Luật Trọng tài thương mại chưa quy định rõ về nội dung trong kết quả giải quyết tranh chấp của Trọng tài.Luật Trọng tài thương mại quy định "Phán quyết Trọng tài là quyết định của Hội đồng Trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng Trọng tài" và một trong những nội dung của phán quyết Trọng tài là: "Kết quả giải quyết tranh chấp". Tuy nhiên, thực tế có những vụ giải quyết tranh chấp trong quyết định của Trọng tài chỉ ghi "không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn", "không chấp nhận yêu cầu kiện lại của bị đơn" mà không quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của các bên như thế nào. Phán quyết của Trọng tài như vậy, liệu có đảm bảo đúng quy định của pháp

luật? Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại thì "Bên được thi hành phán quyết của Trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết của Trọng tài". Tuy nhiên, với phán quyết như nêu trên thì không biết cơ quan thi hành án dân sự sẽ thi hành như thế nào? Với phán quyết của Trọng tài khó có thể thực thi như trên, một trong các bên buộc phải thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án hủy phán quyết của Trọng tài để khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.Tuy nhiên, theo quy định của Luật Trọng tài thương mại, để yêu cầu Tòa án hủy phán quyết của Trọng tài thì phải có căn cứ chứng minh phán quyết đó thuộc một trong các trường hợp hủy quyết định của Trọng tài theo quy định ta ̣i Điều 68, Luật Trọng tài thương mại. Đối chiếu các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn giải quyết tại Tòa án hiện nay thì vấn đề yêu cầu Tòa án hủy quyết định của Trọng tài quả thực rất khó khăn. Vì thế pháp luật về Trọng tài thương mại cần bổ sung các quy định trong kết quả giải quyết tranh chấp, cụ thể như sau:

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp thực hiện phán quyết của Trọng tài, thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức Trọng tài và phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, tránh tình trạng hủy hoặc không công nhận phán quyết của Trọng tài tùy tiện, làm mất lòng tin của doanh nghiệp vào các tổ chức Trọng tài, làm ảnh hưởng đến uy tín của Trọng tài Việt Nam trên trường quốc tế, cần bổ sung các quy định trong kết quả giải quyết tranh chấp trong Luật Trọng tài thương mại. Kết quả giải quyết tranh chấp cần ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, thời hạn thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên… có như vậy các bên liên quan mới có thể dễ dàng thực thi phán quyết của Trọng tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại ở việt nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)